Always with the passion...

UBND TỈNH TIỀN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Độc lập - Tự do -  Hạnh phúc

 

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 của Trường Đại học Tiền Giang

 
 

 

 

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 

Quy chế này quy định chế độ thu, chi áp dụng thống nhất cho tất cả các đối tượng có liên quan đến hoạt động trong phạm vi toàn trường từ ngày 01/01/2014.

Điều 2. Mục tiêu của Quy chế

- Đảm bảo thực hiện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

- Thực hiện phân phối theo lao động, phát huy động lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức đối với toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng Quy chế

- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng theo nguyên tắc dân chủ, công khai dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự phối hợp chỉ đạo giữa Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn & Đoàn Thanh niên; sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn thể viên chức tại Hội nghị viên chức cấp đơn vị và thông qua Hội nghị đại biểu viên chức cấp trường.

- Các định mức chi tiêu trong quy chế này được xây dựng trên cơ sở vận dụng các quy định của Nhà nước phù hợp với nguồn tài chính của trường, được tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

- Các khoản chi tiêu trong Quy chế được cân đối trong phạm vi nguồn thu từ: Kinh phí thường xuyên do nhà nước cấp; học phí do người học đóng góp; các nguồn thu từ liên kết đào tạo, phát triển dịch vụ đào tạo & khoa học công nghệ; các khoản thu về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản thu do đóng góp của các cá nhân, đơn vị trực thuộc có hoạt động sản xuất dịch vụ; khấu hao tài sản công dùng cho hoạt động sản xuất, dịch vụ; chênh lệch thu chi thanh lý tài sản công; các khoản thu được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước.

- Trước khi ban hành, Quy chế này được gửi đến cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến. Nếu sau 15 ngày, kể từ khi nhận được văn bản của Trường mà các cơ quan chức năng không có ý kiến phản hồi thì Hiệu trưởng ký quyết định ban hành và gửi cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát việc thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh để làm căn cứ kiểm soát chi (khoản 2b, mục VII - Thông tư số 71/2006/TT-BTC).

 

Chương II

 

QUY ĐỊNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

VÀ PHỤ CẤP CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

 

Điều 4. Tiền lương và phụ cấp

1.Tiền lương/tháng:  (L)

Thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Đối với CC, VC đang làm việc tại trường kể cả đang đi học, đi công tác trong nước:

L = Tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành x  Hệ số lương ngạch, bậc.

- Đối với CC, VC được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày trở lên, có hưởng sinh hoạt phí do nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ: Hưởng 40% tiền lương hàng tháng (trong thời gian ở nước ngoài) (Theo khoản 4, Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).

2. Phụ cấp (PC)

a) Phụ cấp chức vụ (PCCV)

Thực hiện theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập và Văn bản số 1001/BGD & ĐT-TCCB ngày 14 tháng 02 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Thông tư số 33/2005/TT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Phụ cấp thâm niên vượt khung (PCVK)

Thực hiện theo Thông tư 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ công chức, viên chức.

c) Phụ cấp ưu đãi (PCƯĐ)

Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/02/2006 của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Đối tượng được hưởng:

- Viên chức (kể cả những người trong thời gian tập sự) thuộc biên chế trả lương: Đang trực tiếp giảng dạy; hướng dẫn thực hành tại các xưởng, trạm, trại, phòng thí nghiệm, phòng máy;

- Viên chức thuộc biên chế trả lương (không có mã ngạch giảng dạy: 15…), giảng dạy đủ giờ chuẩn theo Quy định về chế độ làm việc của công chức, viên chức Trường Đại học Tiền Giang.

Những đối tượng nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong các trường hợp sau:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng, trừ trường hợp trả đủ giờ chuẩn theo quy định.

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy;

Mức phụ cấp:

- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với CBGD đang trực tiếp giảng dạy các học phần Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

-  Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với CBGD đang trực tiếp giảng dạy các lớp Sư phạm;

- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với viên chức đang trực tiếp giảng dạy các lớp, các học phần không thuộc các đối tượng quy định tại các điểm trên.

- Viên chức tham gia giảng dạy ở nhiều khoa có mức phụ cấp ưu đãi khác nhau thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi ở khoa có số giờ giảng dạy nhiều nhất và phải trên 50% định mức giờ chuẩn (căn cứ theo kế hoạch phân công giảng dạy đầu năm và tính trên tổng số giờ được phân công của cả năm học).

- Đối với viên chức quản lý không có mã ngạch giảng dạy (15…), cán bộ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm có mã ngạch (15…): Phải dạy đủ số giờ chuẩn quy định trong Quy chế làm việc của CC,VC.  Nếu dạy không đủ số giờ chuẩn quy định thì phải thực hiện theo chế độ thỉnh giảng ngay từ đầu năm học.

- CBGD không có giờ dạy: Trưởng khoa bố trí làm việc khác (có phê duyệt của Hiệu trưởng) và được hưởng theo mức phụ cấp của viên chức hành chính.

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = mức lương tối thiểu x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % mức phụ cấp ưu đãi.

d) Phụ cấp độc hại (PCĐH)

Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo các văn bản hiện hành.

đ) Phụ cấp thâm niên nhà giáo (PCTN)

Thực hiện theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, ngày 04/7/2011 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ ngành có liên quan.

e) Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm

Thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với CC,VC, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ xem xét, giải quyết cho các trường hợp đặc biệt mà không thể bố trí nghỉ phép và được Hiệu trưởng phê duyệt. Trưởng đơn vị phải sắp xếp cho viên chức của đơn vị nghỉ phép.

g) Trang bị bảo hộ lao động: Đối tượng được hưởng và mức trang bị thực hiện theo Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

h) Chi hỗ trợ làm thêm giờ

- Đối với công chức, viên chức hành chính làm thêm giờ, viên chức quản lý các lớp liên thông và các lớp vừa làm vừa học do trường cấp bằng (sinh viên học ngoài giờ hành chính), trưởng đơn vị sắp xếp cho viên chức nghỉ bù. Trường hợp không thể sắp xếp nghỉ bù thì được thanh toán theo các điều kiện sau:

+ Có kế hoạch làm thêm giờ được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

+ Đơn vị có viên chức nghỉ ốm dài hạn, thai sản không thể bố trí người làm thay được.

+ Đơn vị có phát sinh công việc đột xuất mang tính cấp bách, bức thiết mà không thể bố trí nghỉ bù.

+ Viên chức làm công tác Bảo vệ phải trực thêm ca, thay cho người đang nghỉ phép năm.

Tổng thời gian lao động thêm giờ trong một năm kể cả giờ giảng dạy và giờ lao động khác không vượt quá số giờ quy định của Luật Lao động.

Mức chi như sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

1

- Trình độ dưới trung cấp, công nhân 3/6

10.000đ/giờ

2

- Trình độ Trung cấp, công nhân 3/7, 4/7

12.000đ/giờ

3

- Trình độ Cao đẳng, công nhân 4/6 và 5/7

15.000đ/giờ

4

- Đại học

18.000đ/giờ

5

- Thạc sĩ; chuyên viên chính

22.000đ/giờ

6

- Tiến sĩ

25.000đ/giờ

 

- Trực các ngày Lễ, Tết theo quy định của Nhà nước: Được hỗ trợ 100.000đ/ngày/người, 50.000đ/người/buổi.

- Chi phục vụ Lễ khai giảng, phát bằng tốt nghiệp ngày thứ Bảy, Chủ Nhật: 100.000 đ/ngày/người, 50.000đ/người/buổi.

k) Chi hỗ trợ công tác chỉnh lý tài liệu:

- Hợp đồng bên ngoài chi theo định mức quy định của Nhà nước

- Chi cho CCVC trong trường, thực hiện chi bằng 50% mức quy định hiện hành.

Điều 5. Quy định thời gian chi trả lương và phụ cấp

- Tiền lương và các khoản phụ cấp hàng tháng: Được chi trả từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng; Riêng tháng đầu quý phụ thuộc vào thời gian phê duyệt của Sở Nội vụ.

- Thu nhập tăng thêm của tháng được chi trả từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng.

Điều 6. Thuê công lao động ngắn hạn (dưới 01 năm)

Thoả thuận theo các mức dưới đây:

 

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

a)

 Lao động phổ thông

70.000-90.000đ/ngày

(Tùy theo độ nặng nhọc của công việc)

Có kế hoạch được Hiệu trưởng

phê duyệt trước khi thực hiện.

b)

 Lao động có chuyên môn, kỹ thuật

100.000-120.000đ/ngày

(Tùy theo tính chất phức tạp của công việc)

Điều 7. Các khoản đóng góp hàng tháng theo lương (theo quy định hiện hành của Nhà nước), bao gồm:

1. Bảo hiểm xã hội

Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của nhà nước.

* Đối tượng áp dụng: CC,VC và người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên;

* Mức đóng:

- Người lao động: 08%

- Người sử dụng lao động: 18%

2. Bảo hiểm Y tế

Thực hiện theo Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn của nhà nước.

* Đối tượng áp dụng: CC,VC và người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

* Mức đóng:

- Người lao động: 1,5%

- Người sử dụng lao động: 3%

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP.

* Đối tượng áp dụng: Viên chức trong biên chế và người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

* Mức đóng:

- Người lao động: 1%

- Người sử dụng lao động: 1%

4. Kinh phí Công đoàn:

Thực hiện theo Điều lệ Công đoàn và các văn bản của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

 

Chương III

QUY ĐỊNH CHI HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH

 

Điều 8. Chi công tác phí

Áp dụng Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

1.     Đối tượng áp dụng

- Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đề xuất viên chức tham dự hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn (đến 7 ngày) và công tác khác đúng thành phần, số lượng, nội dung phù hợp, đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhà trường và được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Chỉ giải quyết các văn bản đến bằng đường văn thư của trường và được Hiệu trưởng phê duyệt. Những trường hợp khác, trường tạo điều kiện về thời gian để viên chức có thể tham dự nhưng phải tự túc kinh phí và phương tiện đi lại.

2.     Điều kiện được thanh toán

Để được thanh toán, người dự hội nghị, tập huấn, hội thảo phải có đủ các chứng từ thanh toán đúng theo quy định và đảm bảo một trong hai điều kiện sau đây:

- Phải được phân công trình bày báo cáo tham luận trước hội nghị, hội thảo.

- Sau khi tham dự phải có báo cáo kết quả, giấy chứng nhận hoặc có sản phẩm ứng dụng cho nhà trường.

3. Định mức chi cụ thể

a) Tiền tàu, xe: Gồm tiền mua vé tàu, xe; cước qua phà, đò ngang; phí sử dụng đường bộ,… thanh toán theo giá cước thông thường, có giấy đi đường, vé xe, tàu hợp lệ đính kèm.

- Đi công tác bằng xe buýt, xe khách: Thanh toán theo giá vé thực tế hiện hành có kèm theo vé xe thực đi.

- Đi công tác bằng phương tiện tàu hỏa: Thanh toán theo vé nằm mềm, loại 1 phòng 4 giường, có vé thực tế  đính kèm (không bao gồm tiền ăn).

- Đi công tác bằng phương tiện máy bay:

Đối tượng áp dụng: Ban Giám hiệu; CC, VC có hệ số lương từ 5,76 trở lên hoặc có hệ số lương  +  phụ cấp vượt khung = 5,76 trở lên.

Thanh toán theo vé thường + dịch vụ mua vé (nếu có). Hồ sơ thanh toán gồm có vé máy bay, hóa đơn mua vé và hóa đơn dịch vụ đính kèm.

- Trường hợp đi công tác bằng phương tiện cá nhân: Áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn về phương tiên giao thông công cộng.

+ Tính cả lượt đi và về 10km và <  150km: Thanh toán 25.000đ/20km theo bảng kê có xác nhận của trưởng đơn vị thay vé xe, tàu đính kèm và phải được Hiệu trưởng đồng ý trước khi đi công tác.

+ Từ > 150 km trở lên: Thanh toán theo giá cước thông thường (không khoán xăng).

- Trường hợp đi công tác tập thể (từ 03 người trở lên hoặc dưới 03 người nhưng có trưởng đơn vị cùng đi) có phát sinh việc đi lại giữa các địa điểm như sân bay (bến tàu), nơi trọ, nơi đến công tác: Thanh toán theo giá cước taxi, có vé đính kèm.

- Trường hợp đi công tác tập thể dưới 03 người: Thanh toán theo giá cước phương tiện công cộng khác hoặc khoán 25.000đ/20km có kèm bảng kê lịch trình đi và có xác nhận của trưởng đơn vị cử đi công tác.

- Trường hợp đi công tác thường xuyên, thực hiện khoán định mức/tháng như sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

+ Viên chức đi công văn thuộc phòng TC-HC (02 suất)

200.000 đ/tháng

 

 

+ Cấp dưỡng cơ sở chính (01 suất)

 

 

+ Viên chức của Phòng QT-TB phụ trách mua sắm thiết bị và công cụ, dụng cụ, vật tư thực hành của trường (03 suất);

 

 

+ Viên chức của Phòng Tài vụ giao dịch với kho bạc, ngân hàng (02 suất)

 

 

+  Viên chức của Phòng TC-HC giao dịch với các sở ngành (Sở Nội vụ, BHXH, phụ trách về đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thưởng) (01 suất).

 

 

+ Viên chức của Phòng CTCT&SV làm công tác quản lý sinh viên ngoại trú (02 suất).

 

2

+ Viên chức của Phòng Tài vụ giao dịch với Sở Tài  chính, Sở Nội vụ (02 suất).

 

 

 

 

 

 

 

125.000 đ/tháng

 

 

 

 

 

 

+ Viên chức của P.QT-TB giao dịch các sở, ngành (01 suất).

 

 

+ CB chuyên trách Đoàn trường (01 suất).

 

 

 + Viên chức Trung tâm HT-SV và QHDN làm công tác quan hệ doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên (2 suất).

 

 

+ Viên chức phụ trách công tác của Đảng ủy (01 suất).

 

 

+ Viên chức đi công văn ở cơ sở  Thân Cửu Nghĩa (mỗi đơn vị 01 suất- Trừ Ban QLDAXD).

 

3

+ Viên chức của Phòng QLKH giao dịch với các sở ngành (01 suất).

+ Viên chức đi công văn ở cơ sở 1 (mỗi đơn vị 01 suất)

75.000 đ/tháng

 

b) Phụ cấp lưu trú (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

- Đi công tác ngoài tỉnh: 100.000 đ /người/ngày;

- Đi công tác trong tỉnh (cách nơi cơ quan đóng trụ sở) trên 15km: 50.000đ/người/ngày;

c) Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, thực hiện khoán chi như sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Đi công tác ngoài tỉnh

 

Giấy đi đường  có xác nhận đóng dấu nơi đi và nơi đến công tác.

   Nếu nơi đến công tác không thể  đóng dấu xác nhận thì trưởng đơn vị cử người đi công tác phải xác nhận, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 

+ Đi công tác ở các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh.

300.000 đ/người/ngày

 

 

+ Đi công tác ở các thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang.

 

250.000 đ/người/ngày

 

 

+ Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh.

 

160.000 đ/người/ngày

 

 

+ Đi công tác tại các vùng còn lại.

140.000 đ/người/ngày

2

Đi công tác trong tỉnh

 

 

+ Đi công tác tại thị xã Gò Công.

110.000 đ/người/ngày

 

+  Đi công tác tại các huyện còn lại trong tỉnh.

90.000 đ/người/ngày

 

- Trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ; khi đi công tác một mình; đoàn công tác có lẻ người (khác giới) thì được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo giá thuê phòng thực tế

 

≤400.000 đ/ngày

 

Phải có hóa đơn hợp pháp

 

- Trường hợp CC,VC được cử dự hội nghị có sự hỗ trợ kinh phí từ ban tổ chức, nếu mức hỗ trợ thấp hơn định mức của Trường

Được cấp bù

Phải có hóa đơn, chứng từ  hợp pháp

 

- Trường hợp CC,VC được cử dự  hội nghị có thu phí từ ban tổ chức cao hơn quy định của Trường.

Được thanh toán theo phiếu thu thực tế của đơn vị tổ chức hội nghị.

Có giấy mời được Hiệu trưởng phê  duyệt

 

Điều 9. Chi tổ chức hội nghị, tập huấn

Áp dụng Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang quy định về chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang, chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Tiền Giang và chi tiếp khách trong nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Mức chi áp dụng như sau:

I. Hội nghị, tập huấn cấp trường

1. Quy định chung

Hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, sơ kết, tổng kết theo chuyên đề, hội nghị CC,VC có quy mô cấp trường, họp Hội đồng trường, Hội đồng khoa học đào tạo, hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động của các ban, Hội đồng tuyển dụng VC, tổng kết công tác quản lý HSSV ngoại trú; tổ chức ngày hội việc làm,... (có kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện và có biên bản họp kèm theo).

2. Định mức chi cho đại biểu dự hội nghị, tập huấn không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

 


TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Hỗ trợ tiền ăn

100.000đ/ngày/người

Có danh sách đại biểu được duyệt.

b)

Hỗ trợ tiền ở (nếu Trường không bố trí được chỗ nghỉ)

120.000đ/ngày/người

c)

Chi hỗ trợ tiền tàu, xe

Giá vé xe buýt hoặc xe khách hiện hành

 

3. Chi cho Hội đồng Khoa học và đào tạo cấp trường, Hội đồng trường.

a) Thành viên ngoài trường dự họp Hội đồng Khoa học đào tạo cấp trường và các cuộc họp quan trọng có liên quan đến sự phát triển của trường: 200.000đ/người (có Biên bản cuộc họp và danh sách ký nhận kèm theo).

b) Chi cho các thành viên Hội đồng trường (theo quy định hiện hành).

4. Chi trả thù lao báo cáo chuyên đề, Nghị quyết, thời sự, chính trị, văn hóa, xã hội (thực hiện quy định Số 2037/STC-NS ngày 15/12 năm 2010 của Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang về mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên).

 


TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên (một buổi giảng được tính 5 tiết học bao gồm cả thù lao soạn bài giảng).

 

Hợp đồng / thư mời báo cáo kèm danh sách ký nhận

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh  tương đương.

 

1.000.000đ / buổi

 

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương đương; Giáo sư; Chuyên gia cao cấp; Tiến sỹ khoa học.

800.000đ / buổi

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương (Trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, giảng viên cao cấp); phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính.

600.000đ / buổi

 

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Phó sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; chuyên viên chính.

500.000đ / buổi

 

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 4 đối tượng tại các điểm nêu trên).

400.000đ / buổi

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương.

300.000đ / buổi

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp xã và tương đương.

200.000đ / buổi

 

 

- Báo cáo viên của Đảng được mời để báo cáo các thông tin chuyên đề, thời sự, Nghị quyết thì chi trả thù lao báo cáo viên theo chế độ quy định trên, được chi thêm tiền soạn đề cương như sau:

 

 

 

+ Cấp tỉnh:

300.000đ/đề cương

 

 

+ Cấp huyện:

250.000đ/đề cương

 

b)

Chi thù lao các báo cáo khác

Bằng 70%

định mức trên

 

5

Bài tham luận (không quá 4 trang)

70.000 đ/trang

- Vận dụng theo NĐ 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút

- Có sản phẩm kèm danh sách ký nhận

6

Viết bài phát biểu cho lãnh đạo trường

100.000 đ/bài

  7

Viết bài phát biểu cho lãnh đạo tỉnh

150.000 đ/bài

 

8. Chi thuê hội trường, trang trí, in ấn tài liệu, nước uống, lao động phục vụ

 


TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Tiền thuê hội trường (nếu có)

Chi theo hợp đồng

Có chứng từ thanh  toán hợp lệ

b)

Tiền in ấn tài liệu, dụng cụ, vật tư

Theo dự toán

c)

Tiền trang trí, thuốc chữa bệnh thông thường, tiền thù lao  lao động phục vụ

Theo dự toán

d)

Chi nước uống

20.000đ/ngày/đại biểu

(2 buổi)

đ)

Người dẫn chương trình

(mời ngoài trường)

Thực chi theo hợp đồng

e)

Người dẫn chương trình đối với các lễ hội cấp trường

100.000đ/lần

 

II. Hội nghị, tập huấn cấp đơn vị

Được thanh toán các khoản sau:

 


TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Thù lao báo cáo viên trong các buổi tập huấn

Bằng định mức chi hội nghị, tập huấn cấp Trường

Có kế hoạch được duyệt

b)

Các khoản chi khác

Bằng 50% định mức chi hội nghị, tập huấn cấp Trường

Đối với các Hội nghị, hội thảo tổ chức ngoài giờ thì Ban tổ chức và các thành viên tham gia được chi hỗ trợ theo Điều 4, khoản 2, điểm h của Quy chế này.

Điều 10. Chi tổ chức khai giảng, bế giảng, phát bằng tốt nghiệp các lớp đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, bồi dưỡng dài hạn do Trường cấp bằng, tư vấn tuyển sinh, phát học bổng; kỷ niệm ngày thành lập trường, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; họp mặt cựu sinh viên, hội thao, hội thi và hoạt động khác thuộc cấp trường.

Chi theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt, bao gồm các khoản chi như sau:

 

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

1

Chi trang trí, băng rôn, biểu ngữ, in ấn tài liệu, … phục vụ lễ

Chi theo thực tế

Có kế hoạch kèm hoá đơn,

chứng từ hợp pháp

2

Chi văn nghệ chào mừng

Bằng định mức chi tại Điều 24 của Quy chế này

3

Chi tiền nước uống cho đại biểu

20.000 đ/ngày/đại biểu (2 buổi)

4

Chi tiền ăn cho đại biểu, khách mời (nếu có)

100.000 đ/người

5

Trả thù lao bài phát biểu tại buổi lễ (đại biểu là lãnh đạo ngoài trường)

      100.000đ/bài

6

Trả thù lao phóng viên phát thanh, truyền hình đưa tin

100.000 đ/lần/người

7

Chi tổ chức khai giảng, bế giảng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn do các đơn vị tổ chức.

Do đơn vị tổ chức lớp chi từ nguồn kinh phí khoán của đơn vị.

 

Riêng trường hợp chi tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp các lớp đào tạo do Trường cấp bằng, đơn vị tổ chức thực hiện theo kế hoạch do Phòng Quản lý - Đào tạo đề xuất.

Điều 11. Sử dụng điện thoại

Vận dụng theo Quyết định số 25/2001/QĐ-UB ngày 24/7/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng điện thoại của cán bộ lãnh đạo trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chỉ áp dụng cho CC,VC Trường và được hưởng một định mức cao nhất đối với chức danh được hưởng.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Các thành viên Ban Giám hiệu và Nhân viên lái xe

a)

Các thành viên Ban Giám hiệu được trang bị lần đầu và trang bị lại (nếu bị hư hỏng) điện thoại di động để bảo đảm điều hành công việc từ mọi lúc mọi nơi.

Không vượt quá

3.000.000đ/1lần

trang bị

Nếu nghỉ hưu sẽ được thanh toán cước thêm một tháng kể từ ngày nghỉ chính thức.

b)

Mức khoán phí sử dụng điện thoại như sau:

Sau đó cá nhân tự thanh toán cước phí

 

- Hiệu trưởng

500.000 đ/tháng

 

 

- Các Phó hiệu trưởng

400.000 đ/tháng

c)

Nhân viên lái xe thường xuyên đi công tác, đưa rước giảng viên thỉnh giảng.

150.000 đ/tháng

 

2

Điện thoại, máy fax được trang bị tại các phòng làm việc của Trường

a)

Máy Fax giao Trưởng phòng TC.HC quản lý dùng chung cho toàn trường.

 

Thanh toán cước theo hoá đơn

 bưu điện

Phòng QT-TB  làm thủ tục  thanh toán chung toàn Trường.

b)

Điện thoại trang bị tại các đơn vị được thực hiện theo mức khoán tại Phụ lục 2 của Quy chế này

(Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý sử dụng. Phòng QT-TB làm thủ tục thanh toán chung toàn trường, khoản chênh lệch do tiết kiệm sẽ được quyết toán cuối năm vào mục chi thanh toán cá nhân cho đơn vị nhận khoán, nếu vượt thì trừ vào tiền khoán điện thoại của tháng sau).

 

Điều 12. Chi văn phòng phẩm

1. Văn phòng phẩm cho các đơn vị: Gồm các khoản chi mua công cụ, dụng cụ văn phòng và chi phí photo phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ hành chính được thực hiện theo mức khoán tại Phụ lục 3 của Quy chế này. Khoản chênh lệch do tiết kiệm sẽ được quyết toán cuối năm vào mục chi thanh toán cá nhân cho đơn vị nhận khoán.

2. Chi văn phòng phẩm cho các hoạt động tuyển sinh, thi kết thúc học phần;  các hoạt động đảm bảo chất lượng, thăm dò ý kiến SV-HS, nhà tuyển dụng v.v. Đơn vị thực hiện phải có kế hoạch được duyệt kèm theo hoá đơn, chứng từ hợp pháp và thanh toán theo thực chi.

Điều 13. Chi tiếp khách

1.Tiếp khách là người trong nước đến làm việc tại Trường

Áp dụng theo Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang quy định về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Tiền Giang và chi tiêu tiếp khách trong nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

a) Quy định chung

- Chi tiêu tiếp khách phải công khai, minh bạch, đúng chế độ, tiêu chuẩn, đúng đối tượng quy định; tiết kiệm, không phô trương hình thức, không sử dụng các loại rượu, bia ngoại để chiêu đãi khách.

- Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc.

- Thành phần tham dự là những người trực tiếp liên quan.

- Người chủ trì tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.

b) Định mức chi tiếp khách trong nước: Có kế hoạch tiếp khách được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Chi nước uống: 20.000đ/người/ngày (10.000 đ/người/buổi).

- Chi mời cơm thân mật (nếu có): mức chi từ 80.000 đến 100.000 đ/suất/người

c) Chi khoán tiền nấu ăn cho giảng viên thỉnh giảng.

- Nếu hợp đồng không quy định: Chi 105.000đ/ngày/người.

+  Điểm tâm: 25.000đ

+ Ăn trưa và chiều: 80.000 đ

- Nếu hợp đồng có quy định: Thực hiện theo hợp đồng.

d) Chi xe đưa rước giảng viên thỉnh giảng:

* Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đến tư vấn, sinh hoạt khoa học

- Trong tỉnh:

+ Cách Trường từ 10 đến dưới 20 km: 50.000 đ/lượt đi và về.

+ Trên 20km: 100.000đ/lượt đi và về.

- Ngoài tỉnh (trừ tỉnh Bến Tre & Long An): Bố trí xe đưa rước chỉ một lượt đi & một lượt về cho mỗi học phần.

2. Tiếp khách người nước ngoài đến làm việc tại trường:

2.1. Áp dụng theo Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang quy định về chế độ chi đón khách nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang, chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Tiền Giang và chi tiếp khách trong nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Hồ sơ thanh toán: Kế hoạch, chương trình làm việc, Thư mời và danh sách khách mời được Hiệu trưởng phê duyệt; hóa đơn, chứng từ hợp pháp đính kèm.

- Thành phần tiếp: Hiệu trưởng chỉ định.

- Khẩu hiệu chào mừng: Thực chi.

- Nước uống: Tối đa không quá 20.000đ/người/ngày (10.000đ/người/buổi).

- Cơm thân mật (nếu có): Tối đa 150.000 đ/suất/người.

2.2. Tiếp tình nguyện viên nước ngoài đến công tác tại trường.

-  Chi tổ chức cơm thân mật: Tối đa 100.000 đ/suất/người.

-  Hỗ trợ sinh hoạt phí: 1.800.000đ/người/tháng.

- Đăng ký gia hạn visa (Hiệu trưởng sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể).

3. Tiếp khách ngoài trường

Áp dụng cho các trường hợp Trường cử viên chức đến quan hệ, giao dịch, làm việc với các đơn vị ngoài trường để phục vụ cho hoạt động đào tạo hoặc vận động tài trợ,... Có kế hoạch và dự trù kinh phí được Hiệu Trưởng phê duyệt và thanh toán theo hóa đơn hợp lệ.

Điều 14. Chi hỗ trợ và thu hồi kinh phí đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đối với CC,VC được cử đi học

Thực hiện theo Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2012;  Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng  4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND;

 


TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

  1

Đào tạo sau đại học trong nước và ngoài nước

Theo quy định hiện hành

QĐ cử đi học

của UBND tỉnh

Nếu vi phạm cam kết

(Áp dụng đối với trường hợp tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc, thôi việc theo nguyện vọng, chuyển công tác).

Phải bồi thường theo:

- Quy định hiện hành của tỉnh;

- Quy định hiện hành của trường bao gồm các khoản:

+ Phụ cấp hành chính (nếu có);

+ Thu nhập tăng thêm;

+Chi khác (nếu có).

Có xem xét giảm trừ thời gian công tác thực tế kể từ khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp của cơ sở đào tạo.

2

Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

a)

Tập huấn, bồi dưỡng trong tỉnh

 

 

 

- Học phí và tiền tài liệu

Chi theo giấy triệu tập

-  Công văn, giấy triệu tập hoặc thư mời nhận qua đường công văn đến của trường.

- Văn bản cử đi tập huấn, bồi dưỡng của Hiệu trưởng (P.TC-HC cấp)

- Phiếu thu học phí và tiền tài liệu.

- Vé máy bay (nếu đi bằng máy bay).

 

- Hỗ trợ tiền ăn (từ ngày khai giảng đến ngày kết thúc khóa học) nếu đơn vị tổ chức không chi.

25.000 đ/ngày/người

b)

Tập huấn bồi dưỡng ngoài tỉnh đến 7 ngày:

 

 

- Tiền tàu xe và lưu trú phí

Bằng định mức chi đối với công tác phí

 

- Học phí và tiền tài liệu (nếu có)

Chi theo giấy triệu tập

c)

Tập huấn bồi dưỡng ngoài tỉnh trên 7 ngày:

 

 

- Tiền tàu xe (hoặc vé máy bay theo đối tượng quy định).

Bằng định mức chi đối với công tác phí

 

- Tiền tài liệu, học phí

Theo giấy triệu tập

Phiếu thu của đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cấp.

 

- Tiền nghỉ

120.000 đ/ngày/người

 

 

- Tiền ăn

25.000 đ/ngày/người

 

3

Tập huấn, bồi dưỡng, nghiên cứu học tập của CC, VC trong và ngoài nước được chi từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Trường, theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

 

Điều 15. Chi cho hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục

Các hoạt động khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục chi theo kế hoạch và dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt, bao gồm các nội dung sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

a)

Hoạt động khảo sát

Áp dụng Khoản IV, mục B, Điều 19 của Quy chế này

b)

Hoạt động kiểm định

Theo dự toán

 

Điều 16. Chi thi đua, khen thưởng đối với CC, VC Trường

Thực hiện theo Điều 68, Điều 71 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

1.               Chi in giấy chứng nhận, giấy khen, khung giấy khen;

2.               Chi khen thưởng thi đua thường xuyên đối với CC,VC trường:

a) Đối với cá nhân:

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;

- Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;

- “Hoàn thành tốt nhiệm vụ 02 năm liên tục” được tặng Giấy khen và được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.

b) Đối với tập thể:

- Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;

- “Hoàn thành tốt nhiệm vụ 02 năm liên tục” được tặng Giấy khen và được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở.

4. Chi khen thưởng đột xuất, khen thưởng phong trào đối với CC,VC Trường:

a)      Đối với cá nhân: Được tặng Giấy khen và được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;

b)     Đối với tập thể: Được tặng Giấy khen và được thưởng 0,6 lần mức lương cơ sở.

Ghi chú: Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương cơ sở được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam (khoản 2, Điều 70 - Nghị định 42/2010/NĐ-CP).

 

Chương IV

QUY ĐỊNH CHI HOẠT ĐỘNG

GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

Điều 17. Trả thù lao giảng dạy và làm công tác cố vấn/chủ nhiệm lớp

1. Thù lao giảng dạy

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

- Đối tượng: Gồm giảng viên thỉnh giảng; viên chức giảng dạy có giờ dạy thêm vượt chuẩn từ tiết thứ 1 đến tiết 200, viên chức giảng dạy của trường không có nghĩa vụ giờ chuẩn được nhà trường ký hợp đồng thỉnh giảng các lớp trong và ngoài trường.

- Phạm vi: Áp dụng chung cho tất cả các trường hợp giảng dạy các lớp trong và ngoài trường theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc thông qua liên kết và ký kết hợp đồng đào tạo giữa trường với các đơn vị khác.

Định mức chi trả cụ thể:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

- Cử nhân - Kỹ sư, công nhân lành nghề bậc 4/6, bậc 5/7 trong và ngoài trường.

55.000đ/tiết

 

 

 

 

 

 

Thanh toán khi thực hiện xong hợp đồng.

b)

- Thạc sĩ, giảng viên chính, chuyên viên chính, giáo viên trung học cao cấp của trường.

65.000đ/tiết

 

c)

-Tiến sĩ; thạc sĩ + giảng viên chính; thạc sĩ + giáo viên trung học cao cấp; thạc sĩ + chuyên viên chính của trường.

 

75.000đ/tiết

d)

- Tiến sĩ + giảng viên chính hoặc chuyên viên chính của Trường.

80.000đ/tiết

đ)

- Giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ + (phó giáo sư hoặc giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp) của trường.

85.000đ/tiết

e)

- Thạc sĩ, chuyên viên chính, giảng viên chính ngoài trường.

80.000đ/tiết

g)

- Tiến sĩ, thạc sĩ + (Giảng viên chính, giáo viên trung học cao cấp, chuyên viên chính) ngoài trường.

90.000đ/tiết

h)

- Giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ + (phó giáo sư hoặc giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp) ngoài trường

100.000đ/tiết

i)

Mời Giảng viên ngoài các nội dung và định mức chi của mục a, b, c, d, đ, e, g, h.

Có đề nghị được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi ký hợp đồng

 

2. Thù lao cho giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập và rèn luyện.

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Viên chức hành chính không có nghĩa vụ giờ chuẩn.

- Viên chức được phân công làm cố vấn chuyên trách (làm cố vấn, chủ nhiệm từ lớp thứ 07 trở lên).

Tổng các giờ kiêm nhiệm kể cả công tác khác không quá 200 giờ/năm.

c)     Định mức chi: 35.000đ/tiết (Số SV/lớp do Hiệu trưởng quyết định).

3.     Chi công tác đào tạo trong và ngoài tỉnh

Đối với các lớp do Trường đào tạo và cấp bằng mà địa điểm đào tạo đặt ngoài các cơ sở của trường, định mức chi tiền giảng dạy áp dụng theo khoản 1 Điều này.

a)     Phụ cấp đi xa: Tính theo số tiết thực giảng

- Trong tỉnh: 30% đơn giá tiết giảng;

- Ngoài tỉnh: 50% đơn giá tiết giảng.

b) Chi phí ăn, ở, đi lại: Thực hiện theo quy định hợp đồng, nếu trường hợp kinh phí đào tạo để lại cho đơn vị phối hợp đào tạo thì đơn vị phối hợp đào tạo thực hiện chi và bố trí ăn ở cho giảng viên. Ngược lại, chi theo chế độ công tác phí tại Điều 8 của Quy chế này.

4. Thù lao cho các hoạt động khác:

Theo Quy định về chế độ làm việc của công chức, viên chức Trường Đại học Tiền Giang đối với giảng viên đủ giờ chuẩn.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Chấm đồ án tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp vòng 2

ĐH: 80.000đ/đồ án, khoá luận

CĐ: 60.000 đ/đồ án, khoá luận

 

b)

Chấm đồ án môn học, tiểu luận môn học, bài tập lớn vòng 2.

ĐH: 20.000đ/đồ án, tiểu luận

CĐ: 10.000 đ/đồ án, tiểu luận

 

  c)

Quản lý sinh viên thực tập 30HS/1GV/1 đợt thực tập.

Khoán đi lại, theo dõi thực tập 3lần/ 1đợt thực tập: Đợt đầu, đợt giữa và đợt cuối/điểm thực tập và phải kết hợp theo địa bàn.

Giao Trưởng khoa chịu trách nhiệm việc lập Kế hoạch và tổ chức thực hiện.

d)

- Tiết quy đổi chức vụ kiêm nhiệm thứ 2: Công tác Đảng, Đoàn thể, Hội, chính quyền (trừ chức vụ kiêm nhiệm thứ nhất, đã được giảm tỷ lệ % định mức giờ chuẩn theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

40.000 đ/tiết

 

 

 

 

Điều 18. Chi tổ chức thi

1. Chi cho kỳ thi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp (theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 

TT

Nội dung chi

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

a)

Chi thù lao ra đề

 

 

 

+ Tự luận:  t < 90’

                   90’£t£120’

140.000đ

200.000đ

 

 

+ Trắc nghiệm (có từ 40 câu trở lên) hoặc đề hỗn hợp trắc nghiệm và tự luận (phần trắc nghiệm phải có từ 30 câu trở lên).

350.000đ

 

 

+ Nếu phần trắc nghiệm trong đề hỗn hợp tự luận có dưới 30 câu

170.000đ

 

 

+ Thực hành

80.000 đ

 

 

Riêng đề thi thực hành tin học

140.000 đ

 

 

+ Đề thi vấn đáp (20 câu trở lên, kể cả đáp án).

200.000đ

 

b)

Chi thù lao duyệt đề thi

 

 

 

+ Đề tự luận (lý thuyết)

30.000đ

 

 

+ Đề trắc nghiệm (lý thuyết), vấn đáp

45.000đ

 

 

+ Đề thực hành (gồm duyệt đề và duyệt định mức vật tư).

30.000đ

 

 

- Người trực tiếp duyệt đề

- Trưởng khoa

- Trưởng ban đề thi

80% định mức;

10% định mức;

10% định mức.

 

 

- Nếu Trưởng ban đề thi phát hiện đề sai, phải đánh máy lại, người ra đề và người duyệt đề thi:

Bị trừ 50% tiền ra đề và duyệt đề

 

c)

Tiền công photo, đóng gói đề thi

200 đồng/thí sinh/đề thi

 

d)

 Ban coi thi, viên chức coi thi, giám sát, thanh tra thi, thư ký, y tế

 

 

 

- Một ca thi ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, ban đêm

50.000đ/ca/người

 

 

- Một ca thi ngày thường

45.000đ/ca/người

 

 

- Coi thi thực hành ở phòng Tin học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành

=130% định mức coi thi tương ứng trên.

 

đ)

Đánh phách, cắt phách, ráp phách bài thi

200 đồng/bài

 


e)

Chi tiền chấm thi/bài thi (hai người chấm/bài):

 

 

 

- Tự luận

5.000đ

 

 

- Trắc nghiệm

2.000đ

 

 

- Thực hành các môn học tại phòng tin học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành

3.500đ

 

 

- Thực hành các môn học khác

2.500đ

 

 

- Vấn đáp

2.000đ/SV/GV

 

 

- Vừa trắc nghiệm, vừa tự luận

4.000đ

 

 

- Chấm thi trắc nghiệm bằng máy

200đ/bài

 

2. Chi cho kỳ thi kết thúc học phần

 

TT

Nội dung chi

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

a)

 Ban coi thi, giám sát, thanh tra thi, thư ký (ngoài chức năng, nhiệm vụ); y tế (nếu có yêu cầu); viên chức coi thi (nếu đã hoàn thành giờ chuẩn).

 

 

 

- Một ca thi ngày thường

35.000đ/người/ca

 

 

- Một ca thi ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, ban đêm

45.000đ/người/ca

 

 

Thực hành ở phòng tin học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.

130% định mức coi thi tự luận

 


b)

Chấm thi (dành cho CB chấm thi 2)

 

 

 

- Tự luận

2.000đ/bài

 

 

- Trắc nghiệm (bằng tay)

1.000đ/bài

 

 

- Thực hành các môn học tại phòng tin học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.

2.000đ

 

 

- Thực hành các môn học khác.

1.500đ

 

 

- Vấn đáp

2.000đ/1SV

 

 

- Vừa trắc nghiệm, vừa tự luận

1.750đ

 

c)

Tổ trưởng chấm thi và thư ký

200 đ/bài

 

d)

Photo, đóng gói đề thi

180đ/thí sinh/đề thi

 

đ)

Đánh phách, cắt phách, ráp phách

  80đ/thí sinh/đề thi

 

e)

Chấm thi trắc nghiệm bằng máy

200đ/bài

 

 

3. Xây dựng các mã đề thi kết thúc học phần từ ngân hàng đề (đề trắc nghiệm và đề hỗn hợp): Định mức hỗ trợ 20.000 đ/ bộ đề thi.

4. Chi tổ chức tuyển sinh chính quy, liên thông, vừa làm vừa học

Tự cân đối theo nguyên tắc lấy thu bù chi, nếu thu không đủ chi Trường sẽ tự cân đối từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. Định mức chi áp dụng theo Phụ lục 4 của Quy chế này.

Điều 19. Chi hoạt động khoa học & công nghệ

I. Chi tổ chức hội thảo khoa học

Định mức chi cho hội thảo vận dụng theo các văn bản hiện hành quy định về  chế độ chi cho tổ chức  hội nghị, hội thảo như: Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư Liên tịch số 21/2003/TTLT/BVHTT-BTC ngày 01/7/2003 hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ; Quyết định số 47/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang.

Định mức chi dưới đây áp dụng cho hội thảo cấp trường. Hội thảo do đơn vị trực thuộc tổ chức theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và ủy quyền tổ chức được chi như định mức hội thảo cấp trường.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Thuê  hội trường (nếu có)

Thực chi theo HĐ

 

2

In ấn tài liệu

Thực chi theo hóa đơn

3

Trang trí

Thực chi theo hóa đơn

4

Nước uống

20.000đ/đại biểu/02 buổi

5

Tiền công phục vụ hội thảo

Thực chi theo thuê mướn

6

Bài tham luận, báo cáo đề dẫn, tổng kết

70.000đ/trang

(tối đa 4 trang)

Không chi trả cho những bài đã quy đổi thành công trình khoa học

7

Viết bài cho lãnh đạo phát biểu tại hội thảo

 

100.000đ/ bài 

150.000 đ/bài 

(lãnh đạo trường)

(lãnh đạo tỉnh)

8

Thẩm định bài tham luận hội thảo cấp trường

15.000 đ/trang

 

9

Hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, tàu xe cho đại biểu khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước và từ các doanh nghiệp đến dự hội thảo.

- Ăn:  100.000đ /người/ngày

- Ở: Không quá 120.000   đ/người/ngày.

- Tàu, xe: Theo quy định về chế độ công tác phí (nếu có).

 

 

II. Chi thực hiện đề tài, dự án KH& CN

Các định mức chi dưới đây áp dụng cho các đề tài, dự án khoa học - công nghệ cấp trường được vận dụng bằng 75% mức chi đối với đề tài KH&CN cấp cơ sở (trên cấp Trường) ban hành theo Quyết định số 06/2008/QĐ - UBND ngày 13/02/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang quy định về định mức xây dựng và phân bổ kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tùy tính chất, quy mô đề tài, dự án (DA) mà đề nghị mức chi cho phù hợp. Một đề tài NCKH có địa chỉ sử dụng được cấp kinh phí tối đa 40.000.000 đ (kèm theo văn bản cam kết của đơn vị sử dụng), nếu chưa có địa chỉ sử dụng được cấp kinh phí tối đa 15.000.000 đ (đối với CC, VC của trường).

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

A

Định mức chi cho người thực hiện đề tài, dự án KH&CN

1

Xây dựng bảng thuyết minh đề tài

400.000đ đến 600.000đ/đề tài

Đề cương kèm dự trù kinh phí

được duyệt;

Hợp đồng nghiên cứu  đã ký kết và hóa đơn, chứng từ thanh toán.

2

Biên soạn phiếu mẫu điều tra:

 

 

- Đề tài, DA thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học công nghệ (KHCN).

150.000 đ/phiếu mẫu

 

- Đề tài, DA thuộc các lĩnh vực khác.

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu/phiếu mẫu (mỗi chỉ tiêu có thể có nhiều câu hỏi)

150.000 đ/phiếu mẫu

 

+ Đến trên 30 chỉ tiêu/phiếu mẫu

300.000 đ/phiếu mẫu

3

Điều tra, thu thập thông tin, số liệu

 

a)

Người cung cấp thông tin

 

 

- Đề tài, DA thuộc lĩnh vực KHTN, KHCN.

15.000 đ/phiếu

 

- Đề tài, DA thuộc các lĩnh vực khác.

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

15.000 đ/phiếu

 

+ Đến trên 30 chỉ tiêu

20.000 đ/phiếu

b)

Xử lý phiếu điều tra: Xử lý số liệu, phân tích thông tin và báo cáo kết quả.

1.000.000 đ đến  

   1.200.000 đ/đề tài

4

Xây dựng các báo cáo chuyên đề

 

 

+ Viết báo cáo chuyên đề (CĐ)

280.000đ đến 420.000đ/CĐ

 

+ Lấy ý kiến phản biện cho  báo cáo CĐ

150.000đ đến 200.000đ/CĐ

5

Hội thảo khoa học về đề tài, DA

 

 

+ Chi cho người chủ trì

60.000đ/buổi

 

+ Chi cho người tham dự

30.000đ/buổi

6

Xây dựng báo cáo khoa học của đề tài, DA (B/C chính  + BC tóm tắt)

2.500.000đ đến

3.000.000đ/BC


7

Thù lao trách nhiệm điều hành của chủ nhiệm đề tài, DA

200.000đ/tháng

8

Chi khác (in ấn, photo ...)

Thực chi theo hóa đơn

9

Chi vật tư, nguyên vật liệu, công lao động (nếu có).

Theo dự trù cụ thể

B

 Định mức chi cho người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm

 

Trường không chi kinh phí cho CC,VC thực hiện sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). Nếu sáng kiến kinh nghiệm được nghiệm thu đạt từ loại khá trở lên được trả thù lao theo mức sau:

1

Loại A

700. 000đ/SKKN

Có đề nghị của HĐ nghiệm thu

2

Loại B

500.000đ/SKKN

C

Định mức chi tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN; sáng kiến kinh nghiệm.

1

Hội đồng xét duyệt đề cương, đề tài NCKH cấp trường

 

Quyết định thành lập HĐ, Biên bản họp HĐ kèm các nhận xét phản biện

 

- Chủ tịch Hội đồng

 100.000đ /đề cương

 

- Bài nhận xét

50.000/đề cương

 

- Ủy viên, Thư ký Hội đồng

  60.000đ/đề cương

2

Hội đồng xét duyệt SKKN cấp trường

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

 90.000đ/SKKN

 

- Bài nhận xét, bài phản biện

 90.000đ/SKKN

 

-  Thành viên, Thư ký Hội đồng

 60.000đ/SKKN

3

Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

120.000đ

 

- Bài nhận xét

- Bài phản biện

180.000đ

 

 

- Ủy viên, Thư ký Hội đồng

90.000đ

 

III. Chi xuất bản tập san, kỷ yếu, thông tin tạp chí khoa học; bài đăng website của trường.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

A

 Định mức chi xuất bản tập san, kỷ yếu, thông tin tạp chí khoa học

1

Người chịu trách nhiệm xuất bản

Bằng 10% trên tổng số tiền nhuận bút (tổng số tiền nhuận bút = đơn giá nhuận bút x tổng số bài được đăng)

 

 

 

Kế hoạch xuất bản được duyệt, Quyết định Ban biên tập, chứng từ, danh sách và ký nhận

2

Lệ phí xuất bản

Chi theo chứng từ thực tế

3

Ban biên tập

Bằng 20% theo đơn giá nhuận bút

(tổng số tiền nhuận bút = đơn giá nhuận bút x tổng số bài được đăng)

4

Thiết kế ảnh bìa tập san

(gồm cả tiền ảnh)

200.000đ/ 4 trang bìa

5

Hình ảnh được sử dụng trong trang ruột tập san (không kể ảnh tư liệu của trường).

15.000đ /ảnh

 

6

Biên dịch tóm tắt bài báo khoa học

20.000đ /bài tóm tắt

 

7

Nhuận bút cho tác giả trong trường có bài đăng nhưng không quy đổi thành công trình khoa học.

70.000đ /trang viết,  mức thanh toán không quá 4 trang

 

Danh sách và ký nhận

8

Chi thẩm định bài báo khoa học

 

 

 

Trong trường

130.000đ /bài

 

 

Ngoài trường

300.000đ /bài

 

B

Định mức chi bài đăng trên website của Trường.

1

Chi nhuận bút

 

Danh sách quyết toán được ký duyệt

 

+ Bài viết có tính chất nghiên cứu

(không áp dụng đối với tác giả có bài  đăng đã quy đổi công trình khoa học).

50.000 đ/trang

(tối đa  2 trang)

 

+ Bài viết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ

40.000 đ/trang

(tối đa  2 trang)

 

+ Bài viết cung cấp thông tin hoạt động

30.000đ/trang

(tối đa 1 trang)

 


 

+ Hình ảnh được sử dụng trong website Trường (trừ ảnh tư liệu của Trường).

5.000 đ/ảnh

 

+ Người chịu trách nhiệm website

Bằng 3% trên tổng số tiền nhuận bút.

2

Chi biên tập, duyệt bài lên website.

Bằng 10%  trên tổng số tiền nhuận bút, trong đó người biên tập hưởng 7%., người  duyệt bài 3%,

 

3

Chi biên tập kịch bản phát thanh

50.000đ/kịch bản

Kèm kịch bản được duyệt

IV. Chi biên dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài theo yêu cầu của Hiệu trưởng và chi khảo sát, xử lý thông tin phục vụ yêu cầu quản lý đào tạo và kiểm định chất lượng giáo dục

Chi biên dịch tài liệu vận dụng theo Nghị định số 61/2002/NĐ/CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút.

Chi khảo sát, xử lý thông tin điều tra vận dụng bằng 70% mức chi đối với khảo sát, xử lý thông tin cho đề tài KH&CN cấp cơ sở (trên cấp trường) ban hành theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 13/02/2008 của UBND tỉnh Tiền Giang.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

A

Định mức chi cho dịch thuật

1

 Dịch tiếng Việt ra tiếng nước ngoài

20.000đ /trang

Giấy yêu cầu của Hiệu trưởng đính kèm Bài dịch

2

 Dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt

20.000đ /trang


B

Định mức chi khảo sát, xử lý thông tin theo phiếu điều tra

1

Biên soạn phiếu điều tra

 

 

 

 

 

 

Phải có kế hoạch được phê duyệt

 

+ Từ  ≤ 20 câu hỏi

100.000đ/phiếu mẫu

 

+ Từ câu 21 trở lên

 Chi thêm 5.000đ/câu

2

Chi thù lao cho người trả lời phiếu điều tra cho cơ sở thu thập thông tin (không chi cho người trả lời phiếu điều tra trong nội bộ trường).

15.000 đ/phiếu

3

Xử lý phiếu điều tra: Xử lý số liệu, phân tích thông tin, báo cáo kết quả và các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.

 

 

+ Từ  ≤ 20 câu hỏi

800đ/phiếu

 

+ Từ 21 câu trở lên

1.000đ/phiếu

 

 

Điều 20. Chi hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi

Kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn giáo trình, tập bài giảng thực hiện theo hình thức khoán chi đối với các chương trình đã có kế hoạch xây dựng được Hiệu trưởng phê duyệt.

Chi cho Hội đồng thẩm định: Chi theo hợp đồng hoặc do Hiệu trưởng  xem xét quyết định mức chi.

1.     Chi hỗ trợ xây dựng chương trình mới

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Chương trình đào tạo đại học được thẩm định đạt.

5.000.000đ

 

 

Kế hoạch xây dựng chương trình được duyệt, Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định & nghiệm thu

b)

Chương trình đào tạo cao đẳng được thẩm định đạt.

3.000.000đ

c)

Chương trình đào tạo trung cấp được thẩm định đạt.

2.000.000đ

 

d)

Chương trình bổ túc kiến thức cho thí sinh được tuyển thẳng theo TT03.

1.000.000đ

 

 

2.     Chi thẩm định chương trình đào tạo

-  Hội đồng thẩm định ngoài trường: Thực hiện theo Hợp đồng do Hiệu trưởng xem xét mức chi (Vận dụng theo văn bản số 985/BGDĐT-KHTC ngày 06/02/2013 về việc hướng dẫn nội dung chi, mức chi trong quy trình xem xét mở ngành/chuyên ngành đào tạo).

-  Hội đồng thẩm định trong trường: Áp dụng theo Điều 19, khoản II, mục C, tiết 2.

3.     Chi hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề thi

Chi soạn đề, thẩm định, văn phòng phẩm (Vận dụng Thông tư Liên tịch số 66/2012/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 26/4/2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo).

STT

NỘI DUNG CHI

ĐVT

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
(đồng)

GHI CHÚ

I

Chi soạn đề thi

 

 

 

1

Đề thi tự luận

 

 

 

a)

Thời gian làm bài 60 phút

Đề

  50.000

 

b)

Thời gian làm bài 90 phút

Đề

75.000

 

c)

Thời gian làm bài 120 phút

Đề

 100.000

 

2

Đề thi trắc nghiệm

 

 

 

a)

Thời gian làm bài 60 phút

Câu

5.000

Không quá 200.000đ/đề

b)

Thời gian làm bài 90 phút

câu

5.000

Không quá 300.000đ/đề

3

Đề thi tự luận + Trắc nghiệm

Đề

200.000

 

II

Chi thẩm định đề thi

 

 

 

1

Đề thi Tự luận; Tự luận & trắc nghiệm

 

 

 

a)

Chủ tịch

Người/ngày

50.000

 

b)

Phó chủ tịch

Người/ngày

50.000

 

c)

Uỷ viên, Thư ký

Người/ngày

30.000

 

2

Đề thi trắc nghiệm

 

 

 

a

Thời gian làm bài 60 phút

câu

5.000

Không quá 200.000đ/đề

b

Thời gian làm bài 90 phút

câu

5.000

Không quá 300.000đ/đề

III

Chi văn phòng phẩm

Đề

10.000

 

IV.

Hội thảo (Vận dụng theo Điều 9 của Quy chế này)

 

 

Chương V

QUY ĐỊNH CHI HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

 

Điều 21. Chi học bổng, trợ cấp xã hội

1. Học bổng khuyến khích học tập:

- Thực hiện theo Quyết định số 44/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Thông tư 31/2013/TT-BGD&ĐT ngày 01/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung quyết định 44/2007/QĐ-BGD&ĐT.

- Định mức học bổng khuyến khích học tập được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng theo từng năm học.

2. Học bổng “Đồng hành cùng sinh viên”:

Tùy vào nguồn tài trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, hàng năm Nhà trường xét cấp cho những sinh viên nghèo, vượt khó học tốt.

- Học bổng theo định mức: 2.000.000đ/suất

 - Học bổng cấp đột xuất: 2.000.000đ/lần.

3. Học bổng do các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trực tiếp cấp cho sinh viên:

- Chi trực tiếp cho sinh viên theo định suất của đơn vị tài trợ.

4. Chi trợ cấp xã hội

Thực hiện theo Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập và Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập.

Điều 22. Chi thực hành, thực tập, tham quan thực tế và nghiên cứu khoa học cho sinh viên

I- Chi tổ chức thực hành, thực tập nghiên cứu cho sinh viên tại cơ sở ngoài trường

- Học sinh, sinh viên đi thực tập ngoài thành phố Mỹ Tho từ 15 km trở lên tính từ cơ sở sinh viên đi thực tập đang học, có số lượng sinh viên trên 25 người trở lên, Trường sẽ hợp đồng thuê xe đưa, rước một lần đi và về.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Chi phí cho viên chức giảng dạy đi liên hệ  điểm đến cho SV thực tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế hoạch thực tập được duyệt, Quyết định thành lập đoàn thực tập và chứng từ có liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đối với ngành sư phạm

5.000 đ/SV

 

+ Đối với ngành ngoài sư phạm

10.000đ /SV

2

Báo cáo đầu đợt thực tập (cơ sở nhận thực tập)

100.000 đ/báo cáo

3

Hỗ trợ chi phí tổng kết thực tập tại cơ sở

15.000đ /SV

4

Hỗ trợ chi phí  làm đồ dùng dạy học, mua vật liệu cho các hoạt động thực tập khác

200.000đ/trường thực tập

5

Văn phòng phẩm phục vụ hướng dẫn, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên

10.000đ/SV

6

Chấm báo cáo (góp ý nhận xét)  thu hoạch, khóa luận tại cơ sở thực tập:

 

 

Đối với các lớp sư phạm

 

 

+ Trường mầm non

20.000 đ/tiết/nhóm

 

+ Trường phổ thông

22.000 đ/tiết/nhóm

7

Hướng dẫn thực tập thường xuyên:                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

 

a)

Đối với các lớp sư phạm (Mầm non)

 

 

+ Dạy và tổ chức hoạt động cho sinh viên dự giờ (GV trường Mầm non).

35.000đ/tiết/nhóm SV

 

+  Công tác quản lý, điều hành thực tập (nơi SV đến thực tập).

20% trên tổng số tiết dạy/hoạt động mà sinh viên dự giờ.

b)

Đối với các lớp ngoài sư phạm (nếu đơn vị hướng dẫn thực tập không nhận thì hoàn trả lại kinh phí cho trường).

 

 

+ Đối với cơ sở có nhiều SV thực tập

50.000đ /SV

 

+ Đối với cơ sở chỉ có 01 SV thực tập

100.000đ /SV

8

Hướng dẫn thực tập giáo dục

35.000đ/tiết/nhóm

9

Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp

 

a)

Hướng dẫn thực tập tập trung vòng 1và 2 cho SV Sư phạm

 

 

- Giảng mẫu cho SV thực tập vòng 1, vòng 2 dự giờ

35.000đ/tiết

 

- Hướng dẫn SV thực tập giảng dạy

35.000đ/tiết/SV

 

- Hướng dẫn SV thực tập công tác Đội TNTP, TV-TB.

 35.000đ/tiết/đợt/nhóm SV

 

- Công tác QL chỉ đạo thực tập SP

35.000đ/tiết/tuần

b)

Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho SV ngoài sư phạm (nếu đơn vị hướng dẫn thực tập không nhận thì có thể thay thế bằng quà tặng).

 


 

+ Đối với cơ sở có nhiều SV thực tập

100.000đ /SV

 

+ Đối với cơ sở chỉ có 01 SV thực tập

200.000đ/SV

c)

Chi phí cho CB.GV đi kiểm tra sinh viên  thực tập (thực hiện theo Điều 17, khoản 3, điểm c).

Chi theo chế độ công tác phí và kế hoạch được duyệt

10

Chi thuê người mẫu (nếu có) cho sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật thực hành ký họa.

20.000đ/tiết

Hợp đồng thuê người mẫu

 

II- Chi tham quan học tập thực tế, kiến tập

Tổ chức việc tham quan thực tế đối với các lớp có học phần tham quan học tập thực tế trong chương trình đào tạo. Thực hiện theo kế hoạch tham quan học tập thực tế đầu năm được Hiệu trưởng phê duyệt.

Trường chỉ chi hỗ trợ theo các khoản và định mức ghi dưới đây. Các khoản chi ngoài định mức sinh viên phải tự túc.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Tham quan học tập thực tế

 

 

 

Chi hỗ trợ tiền thuê xe bao gồm cả phí qua trạm, đò, phà nếu có; tiền bồi dưỡng báo cáo viên, quà tặng nơi đến tham quan và vé tham quan khu di tích lịch sử.

Áp dụng theo văn bản số 237/ĐHTG-KHTV ngày 09/4/2009

 

 

 

- Kế hoạch tham quan thực tế được phê duyệt;

 

- Hợp đồng thuê xe;

 

- Biên nhận bồi dưỡng báo cáo viên

 

- Giấy đi đường của CB hướng dẫn.

 

Mức hỗ trợ tối đa như sau:

Thanh toán theo mức khoán

 

- Đối với SV CĐ, ĐH chính quy (không quá 2 lần/khóa học) thực hiện đúng kế hoạch quy định trong chương trình giáo dục.

120.000đ/SV ĐH

100.000đ/SV CĐ

 

- Đối với HS trung cấp chuyên nghiệp (1 lần/khóa học) thực hiện đúng kế hoạch quy định trong chương trình giáo dục.

100.000đ/HS

 

Viên chức hướng dẫn đoàn đi thực tế (không quá 2%/tổng số sinh viên).

Thanh toán theo chế độ công tác phí bao gồm phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ

2

Kiến tập

 

 

 

- Chi hỗ trợ tiền thuê xe bao gồm cả phí qua trạm, đò, phà (nếu có);

 

Theo kế hoạch được duyệt

 

- Chi tiền bồi dưỡng báo cáo viên.

200.000đ/điểm

 

 

Viên chức hướng dẫn đoàn đi kiến tập nhà máy không quá 2%/tổng số sinh viên.

Thanh toán theo chế độ công tác phí bao gồm phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ.

 

 

III. Chi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trường chi hỗ trợ tối đa cho đề tài KHCN 5.000.000đ; đề tài KHXHNV 4.000.000 đồng/đề tài NCKH. Không hỗ trợ kinh phí cho Khóa luận và Đồ án môn học.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Xây dựng  đề cương đề tài

300.000đ/đề cương

Đề cương kèm dự trù kinh phí; Biên bản nghiệm thu, các chứng từ liên quan

2

Viết báo cáo chuyên đề (CĐ)

200.000đ/chuyên đề

3

Lấy ý kiến góp ý cho báo cáo CĐ

100.000đ/ý kiến/người

4

Xây dựng báo cáo khoa học của đề tài (báo cáo chính, báo cáo tóm tắt)

1.500.000đ/ báo cáo

5

Chi khác (in ấn, mua sách, tài liệu, photo …).

500.000đ/ đề tài

6

Chi vật tư, nguyên vật liệu, công lao động và phiếu điều tra (nếu có).

Theo dự trù cụ thể

 

Điều 23. Chi hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng (sinh hoạt công dân), huấn luyện kỹ năng mềm và đối thoại giữa Hiệu trưởng với đại diện HSSV.

Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thực hiện theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Viên chức quản lý lớp học chính trị của sinh viên

80.000đ/người/ thứ Bảy, Chủ Nhật

Kế hoạch được duyệt, quyết định thành lập Ban tổ chức, hợp đồng thuê hội trường và chứng từ có liên quan

2

Viên chức phụ trách điện máy

 

   80.000đ/người/ thứ Bảy, Chủ Nhật (trừ đối tượng đã được  khoán chi làm thứ Bảy, Chủ Nhật).

3

Thuê  hội trường (nếu có)

 

Thực chi theo hóa đơn

4

In ấn tài liệu, vật tư

5

Trang trí

6

Nước uống cho báo cáo viên

 

Điều 24. Chi hoạt động phong trào, hội thi của sinh viên

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

I

Chi tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT cấp trên trường, tỉnh, liên tỉnh và toàn quốc.

1

Chi hỗ trợ tập huấn đội tuyển (tối đa 30 buổi)

 

 

 

Kế hoạch được duyệt trước khi thực hiện

 

Vận động viên, diễn viên

20.000đ/người/buổi tập

 

HLV trong Trường

25.000đ/người/ buổi tập


 

HLV mời ngoài Trường

Thực chi theo Hợp đồng

2

Chi hỗ trợ đội tuyển chính thức dự giải

 

 Tiền ăn (dự giải trong tỉnh)

 Tiền ăn (dự giải ngoài tỉnh)

45.000đ/người/ngày

65.000đ/người/ngày

 

 Tiền ở trọ ngoài tỉnh

80.000đ /người/ngày

3

Mua sắm thuốc y tế, trang phục, dụng cụ thi đấu; thuê sân bãi tập luyện (nếu có).

Thực chi theo KH và dự trù được duyệt

4

Hóa trang, trang điểm (nếu có).

Thực chi theo Hợp đồng

5

Chi cho lãnh đạo đoàn VĐV và HLV trong những ngày đội tuyển thi đấu (thực chi theo công tác phí).

6

Chi khen thưởng cho huấn luyện viên đội tuyển đạt huy chương trong hội thi cấp tỉnh, liên tỉnh, khu vực và toàn quốc (mức chi do Hiệu trưởng phê duyệt).

7

Chi khen thưởng từ giải thưởng toàn đoàn các cuộc thi cấp trên trường phải được Hiệu trưởng phê duyệt.

II

Chi hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT cấp Trường

1

Chi thù lao cho hoạt động văn nghệ

 

Kế hoạch

được duyệt, quyết định thành lập

Ban tổ chức, Ban giám khảo,

tổ trọng tài  và các

chứng từ có liên quan

 

Chi cho tập luyện của diễn viên (không quá 5 ngày)

15.000đ/ người/ngày

 

Chi cho biểu diễn của diễn viên

50.000đ/buổi biểu diễn

 

Chi trang phục, hóa trang (nếu có)

Thực chi theo hợp đồng thuê, mượn

 

Chi cho người hướng dẫn trong Trường (không quá 5 ngày)

20.000đ/ người/ngày

 

Chi cho biên đạo mời ngoài Trường

Thực chi theo HĐ

2

Thù lao trọng tài, giám khảo hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT

 

 

Trọng tài môn Bóng đá

25.000đ/trận (sân mini)

50.000đ/trận (sân lớn)

 

Trọng tài môn Điền kinh

50.000đ/buổi

 

Trọng tài các môn khác

20.000đ/trận

 

Trọng tài biên các môn

Bằng 50% định mức trọng tài chính

 

Trọng tài (ngoài trường)

Thực chi theo HĐ

 

Giám khảo hội thi VH,VN

(trong trường)

50.000đ /người/ngày

 

Giám khảo hội  thi VH, VN (ngoài trường)

Theo mức chi

do Hiệu trưởng xem xét.

3

Thù lao người ra nội dung thi VH, kỹ năng mềm.

50.000đ/nội dung thi

4

Chi trang trí, bandrol, CSVC, nước uống cho đại biểu.

Theo KH và dự trù kinh phí được duyệt

5

Chi thuê sân bãi thi đấu (nếu có)

Theo KH được duyệt và hợp đồng thuê sân

6

Chi hỗ trợ cho các đơn vị tham dự đầy đủ các tiết mục hội thi cấp trường

500.000 đ/đơn vị

 

III

Chi  hỗ trợ hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT cấp khoa

 

Chi hỗ trợ cho hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT cấp khoa bằng 75% định mức chi cấp trường.

IV

Chi hỗ trợ hoạt động phong trào Đoàn thanh niên giao lưu với đơn vị ngoài trường

1

Cấp Đoàn trường

 

Kế hoạch được duyệt, danh sách, hóa đơn, chứng từ

liên quan

 

Người thuyết minh

100.000đ/đoàn/địa điểm (tối đa không quá 02 địa điểm)

 

Tiền ăn

15.000đ/người/ngày

 

Tiền nước uống

3.000đ/người/ngày

2

Cấp Đoàn khoa

 

 

Người thuyết minh

100.000đ/đoàn/địa điểm

(tối đa không quá 02 địa điểm)

V

Chi hỗ trợ chiến dịch thanh niên tình nguyện

1

Khoán chi tiền điện thoại cho trưởng đoàn thanh niên tình nguyện

100.000đ/người/đợt

 

 

 (Không áp dụng đối với viên chức đã hưởng định suất khoán điện thoại của trường).

 

Kế hoạch được duyệt, quyết định thành lập đoàn TNTN, giấy đi đường kèm chứng từ liên quan

2

Chi công tác phí cho VC tham gia cố vấn chuyên môn cho đoàn TNTN

Theo chế độ  công tác phí

3

Chi CSVC, thiết bị, thuốc trị bệnh cho chiến dịch

Theo kế hoạch và dự trù được duyệt

4

Chi hỗ trợ tiền ăn

12.000đ/người/ngày

5

Chi tiền xe đưa rước sinh viên tình nguyện

Thực chi theo hợp đồng

VI

Chi tiếp sức mùa thi

1

Chi thù lao viên chức chỉ huy chiến dịch tiếp sức mùa thi: 2 người (03 ngày/ đợt thi/người).

60.000 đ/ngày/người

Kế hoạch được duyệt kèm chứng từ liên quan

2

Hỗ trợ tiền xăng cho sinh viên

10 lít/tổ 10 người

3

Hỗ trợ tiền ăn, nước uống

50.000đ/người/đợt thi

4

In bướm, băng rôn  

Thực chi theo Kế hoạch

được duyệt

VII

Chi Hội thi của sinh viên

 

Hội thi của sinh viên bao gồm các nội dung: Sáng tạo kỹ thuật, Olympic môn học cấp trường và cấp trên trường.

A

 Hội thi cấp trường

 

Kế hoạch được duyệt, quyết định thành lập

Ban tổ chức, Ban giám khảo, giấy đi

đường kèm chứng từ liên quan

1

Ra đề thi

 

 

- Tự luận

50.000đ /bộ đề

 

- Vấn đáp, trắc nghiệm

200.000đ/bộ đề

2

Duyệt đề thi

20.000đ /đề thi

3

Coi thi

20.000đ /người/ngày

4

Chấm thi

 

 

- Chấm thi vấn đáp, thuyết trình

30.000 đ/người/ngày

 

- Chấm bài thi tự luận

3.000đ /bài

 

- Chấm bài thi trắc nghiệm

1.500đ /bài

5

Nước uống

(Đại biểu + BTC, BGK)

3.000 đ/ người/ngày

B

Tham gia các hội thi cấp trên trường

 

 

1

Hỗ trợ sinh viên luyện tập đội tuyển (không quá 10 ngày).

10.000đ/SV/ngày

Kế hoạch được duyệt, danh sách đoàn đi, chứng từ có liên quan

2

Hỗ trợ chi phí ăn, ở cho sinh viên dự thi cấp khu vực, toàn quốc

100.000đ/SV/ngày

3

Huấn luyện đội tuyển cấp khu vực

300.000đ/ nội dung

4

Huấn luyện đội tuyển cấp toàn quốc

500.000đ/ nội dung

5

Biên đạo chương trình văn nghệ dự thi khu vực, toàn quốc

Thực chi theo HĐ

6

Trang phục, đạo cụ cho đội dự thi văn nghệ khu vực, toàn quốc

Thực chi theo kế hoạch được duyệt

7

Lãnh đạo đoàn, huấn luyện viên đội tuyển trong thời gian tham gia thi đấu ngoài tỉnh.

Theo chế độ công tác phí

VIII

Chi giao lưu SV quốc tế

Theo kế hoạch được duyệt

 

 

Điều 25. Chi khen thưởng học sinh, sinh viên

Sinh viên hệ đào tạo hệ chính quy, vừa làm vừa học do trường cấp bằng khi trúng tuyển thủ khoa kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp loại xuất sắc, đạt giải cao trong các hội thi, các hoạt động phong trào được Hiệu trưởng cấp giấy khen và thưởng như sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Khen thưởng sinh viên đạt thủ khoa, sinh viên loại xuất sắc.

 

 

Quyết

định khen thưởng, danh sách ký nhận

 

- Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh hệ chính quy tập trung

1.000.000đ/SV

 

- Sinh viên đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc toàn khóa hệ chính quy

 1.000.000đ/SV

2

Khen thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể SV có thành tích đặc biệt

100.000đ/SV

200.000đ/tập thể SV

3

Khen thưởng hoạt động phong trào cấp trường (thi VH,VN,TDTT, thi sáng tạo)

Quyết định khen thưởng, danh sách ký nhận

 

- Tập thể đạt giải cấp Trường

200.000/giải nhất

150.000/giải nhì

100.000/ giải ba

80.000đ/giải KK

 

- Cá nhân đạt giải cấp Trường

120.000đ/giải nhất

100.000đ/giải nhì

80.000đ/ giải ba

60.000đ/giải KK


4

Khen thưởng đạt giải hội thi toàn quốc, khu vực, tỉnh

 

 

- Tập thể đạt giải toàn quốc

1.000.000đ/HCV/giải 1

700.000đ/HCB/giải 2

500.000đ/HCĐ/giải 3

Quyết định khen thưởng, danh sách ký nhận

 

- Cá nhân đạt giải toàn quốc

500.000đ/HCV/giải 1

300.000đ/HCB/giải 2

200.000đ/HCĐ/giải 3

100.000đ/giải KK

 

- Tập thể đạt giải khu vực

500.000đ/HCV/giải 1

350.000đ/HCB/giải 2

250.000đ/HCĐ/giải 3

 

- Cá nhân đạt giải khu vực

250.000đ/HCV/giải 1

150.000đ/HCB/giải 2

100.000đ/HCĐ/giải 3

80.000đ/giải KK

 

 

- Tập thể đạt giải cấp tỉnh

250.000đ/HCV/giải 1

200.000đ/HCB/giải 2

150.000đ/HCĐ/giải 3

 

Quyết định khen thưởng, danh sách ký nhận

 

- Cá nhân đạt giải cấp tỉnh

150.000đ/HCV/giải 1

100.000đ/HCB/giải 2

80.000đ/HCĐ/giải 3

50.000đ/giải KK

 

Chương VI

QUY ĐỊNH MUA SẮM VẬT TƯ, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ,

TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ; SỬA CHỮA LỚN TÀI  SẢN

 VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN

        

Tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản: Thực hiện theo Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Việc trang bị tài sản, trang thiết bị: Thực hiện theo Quyết định 170/2006/TTg ngày 18/7/2006 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản: Thực hiện theo Quyết định 39/2013/QĐ-UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành Quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước; thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh; Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tổ chức đấu thầu thi công công trình sửa chữa lớn tài sản và xây dựng cơ bản: Thực hiện theo Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

Điều 26. Nguồn kinh phí mua sắm

- Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ: Bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản và xây dựng cơ bản bằng các nguồn kinh phí sau:

+ Nguồn vốn xây dựng cơ bản do Trung ương và tỉnh cấp;

+ Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên;

+ Nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Điều 27. Chi mua sắm vật tư, công cụ dụng cụ

1. Mua sắm dưới 20 triệu đồng:

a) Đối với mua sắm vật tư thực hành cho SVHS:

- Trách nhiệm của các khoa:

+ Lập kế hoạch tổ chức giảng dạy thực hành trong học kỳ.

+ Lập Kế hoạch mua sắm (cả học kỳ) đính kèm đề cương chi tiết học phần thực hành được duyệt và báo cáo vật tư tồn kho gửi Phòng Quản trị - thiết bị trước 2 tháng của mỗi học kỳ (thực hiện theo quy trình mua sắm đề xuất vật tư).

- Trách nhiệm Phòng QT-TB:

+ Tổ chức thẩm định kế hoạch và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Khảo sát thu thập giấy báo giá, xác định nhà cung cấp.

+ Tổ chức mua sắm và cung cấp cho khoa (có thể đề nghị Hiệu trưởng giao khoán chi phí để khoa chủ động mua sắm).

b) Đối với các khoản mua sắm khác:

+ Đơn vị sử dụng lập kế hoạch.

+ Phòng QT-TB thẩm định giá, trình Hiệu trưởng phê duyệt và bàn giao cho đơn vị sử dụng tự mua sắm và quyết toán.

2. Mua sắm từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng:

- Quy trình tổ chức mua sắm: Thực hiện theo Quy trình ISO.

- Đơn vị tổ chức thực hiện: Phòng Quản trị - Thiết bị.

- Yêu cầu về thủ tục:

+ Có kế hoạch được duyệt.

+ Có tối thiểu 03 phiếu báo giá.

+ Lập Biên bản về việc lựa chọn nhà cung cấp được Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị.

- Đơn vị chịu trách nhiệm mua sắm cung cấp cho các đơn vị sử dụng.

3. Mua sắm tài sản có tổng giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng:

- Phải có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguyên tắc thực hiện: Theo quy định pháp luật hiện hành.

- Đơn vị chịu trách nhiệm lập thủ tục hợp đồng mua sắm, nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị sử dụng: Phòng QT-TB.

4. Mua sắm tài sản có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên:

- Phải có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguyên tắc thực hiện: Theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 28. Chi sửa chữa thường xuyên tài sản phục vụ công tác chuyên môn

Bao gồm các khoản: Mua nguyên liệu, nhiên liệu, mua thiết bị, phụ tùng thay thế, thuê nhân công và thuê phương tiện, máy móc ,thiết bị phục vụ cho việc tự sửa chữa hoặc các khoản thanh toán cho các hợp đồng thuê ngoài để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản.

1. Quy trình tổ chức thực hiện: Thực hiện theo quy trình ISO.

2. Thủ tục triển khai thực hiện gồm:

- Bản vẽ thiết kế (nếu có).

- Dự toán chi tiết của nhà cung cấp (đơn vị thực hiện).

- Phiếu thẩm định dự toán được Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Ký hợp đồng thực hiện.

Điều 29. Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị

Thực hiện theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và chọn lựa nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản hiện hành của Nhà nước.

1. Quy định chung

- Gói thầu mua sắm có tổng giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống (trừ phương tiện ô tô): Do Hiệu trưởng quyết định.

- Gói thầu mua sắm có tổng giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (trừ tài sản là xe ô tô): Sở Tài chính thẩm định kế hoạch đấu thầu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu.

2. Phương thức mua sắm

- Tổ chức đấu thầu: Đối với các khoản mua sắm có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Những trường hợp đặc biệt thực hiện theo phương thức chỉ định thầu.

- Trường tự mua: đối với các khoản mua sắm có tổng trị giá dưới 100 triệu đồng.

3. Quy trình tổ chức thực hiện: theo Quy trình ISO.

Điều 30. Chi sửa chữa lớn tài sản

Thực hiện theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và chọn lựa nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản hiện hành của Nhà nước.

1. Quy định chung

- Nếu tổng giá trị sửa chữa và XDCB công trình dưới 500 triệu đồng: Do Hiệu trưởng quyết định.

Trong đó:

+ Công trình dưới 20 triệu đồng: Giao Phòng QT-TB lập thủ tục hợp đồng người thi công.

+ Công trình từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng: Giao  Ban Quản lý Dự án Xây dựng lập thủ tục trình Hiệu trưởng phê duyệt và hợp đồng người thi công.

+ Công trình từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: Giao Ban Quản lý Dự án Xây dựng lập thủ tục trình Hiệu trưởng phê duyệt để chỉ định thầu thi công theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, NĐ số 85/2009/NĐ-CP.

+ Công trình từ 500 triệu trở lên: Ban Quản lý Dự án Xây dựng lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật.

2. Quy trình tổ chức triển khai thực hiện: Theo quy trình ISO.

Điều 31. Chi tổ chức đấu thầu, đấu giá tài sản, thanh lý tài sản

Thực hiện theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và chọn lựa nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP, ngày 03 tháng 6 năm 2009 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Vận dụng Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành của Nhà nước.

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

I

Chi tổ chức đấu thầu

 

Thực hiện theo văn bản hiện hành

1

Quy định chung:

 

 

2

Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu

0,01% x Giá trị dự thầu của nhà thầu có kiến nghị xem xét, mức chi tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng

 

3

Chi phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu

 

 

 

- Chi văn phòng phẩm

Theo thực tế dự toán

 

 

- Chi công tác phí, mức chi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh

Theo thực tế dự toán

 

 

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng

Theo thực tế dự toán

 

 

- Chi thù lao cho các thành viên tham gia xét thầu, thẩm định và các thành viên khác. Tùy theo tính chất phức tạp của các gói thầu mà chủ đầu tư chi thù lao cho các thành viên tham gia xét thầu, thẩm định.

Không quá

250.000 đ/người/lần tham dự

 

 

 

 

- Các khoản chi khác phục vụ cho công tác đấu thầu.

Theo thực tế dự toán

 

II

Chi tổ chức đấu giá tài sản, thanh lý tài sản

 

 

1

Chi tổ chức họp đấu giá

50.000 đ/người/lần đấu giá

Có kế hoạch được duyệt

2

Các khoản chi khác

Theo dự toán được duyệt

Điều 32. Chi phí lập hồ sơ kỹ thuật, lập dự toán và giám sát, nghiệm thu; chi phí thẩm định giá

 

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Đối tượng áp dụng: Áp dụng trong trường hợp đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị, công trình sửa chữa lớn tài sản và xây dựng cơ bản bằng nguồn kinh phí hoạt động.

2

Phạm vi áp dụng: Theo kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị; Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản và xây dựng cơ bản hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3

Định mức chi thù lao cho tổ tư vấn kỹ thuật:

a)

Chi thù lao cho việc lập hồ sơ kỹ thuật, lập dự toán và giám sát, nghiệm thu mua sắm tài sản, trang thiết bị (không quá 3 ngày).

Áp dụng cho gói thầu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

100.000đ/ngày/người

Theo quyết định của Hiệu trưởng

Trường hợp thuê kỹ thuật bên ngoài

Theo hợp đồng

 

b)

Chi thù lao cho việc tư vấn, thẩm định về giá cả mua sắm tài sản, trang thiết bị, thẩm định dự toán sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản (theo quyết định của Hiệu trưởng):

 

 

 

- Gói thầu (hoặc một công trình) theo hợp đồng có giá trị từ 05 triệu đến dưới 20 triệu đồng.

50.000đ/tổ/1 lần

thẩm định

 

 

- Gói thầu (hoặc một công trình) theo hợp đồng có giá trị từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng

80.000đ/tổ/1 lần

thẩm định

 

 

- Trường hợp giá trị gói thầu (hoặc một công trình) có giá trị từ 100 triệu trở lên (bắt buộc phải thuê ngoài) hoặc các trường hợp nêu trên có phát sinh thuê ngoài

Hợp đồng

 

c)

Riêng Tổ kỹ thuật làm nhiệm vụ lập hồ sơ kỹ thuật, lập dự toán và giám sát (người giám sát phải có chứng chỉ hành nghề), nghiệm thu công trình sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị và XDCB được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng, mức chi như sau:

 

- Công trình sửa chữa lớn và XDCB có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng

100.000đ/ngày/người

(không quá 3 ngày)

 

 

- Công trình sửa chữa lớn và XDCB có giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên

50% chi phí giám sát theo dự toán được duyệt

 

 

Trường hợp công trình thuê ngoài

Chỉ định thầu hoặc đấu thầu tư vấn

Thực hiện theo Hợp đồng

4

Trong việc mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản và xây dựng cơ bản, CC,VC tuyệt đối không được gợi ý để nhận hoa hồng. Khi bên bán có trích hoa hồng, người nhận phải báo cáo và làm thủ tục nộp cho trường. Nếu vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật.

 

Chương VII

QUY ĐỊNH CHI HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

Điều 33. Chi hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan học tập thực tế của viên chức Trường và hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể 

        Nhà trường chi kinh phí cho các hoạt động VH, VN, TDTT, tham quan học tập thực tế của công chức, viên chức theo kế hoạch được duyệt. Đồng thời hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động của Đảng và các đoàn thể nếu kinh phí của Đảng và đoàn thể không đủ chi cho hoạt động của mình.

Định mức chi hỗ trợ không vượt quá quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06/01/2011 Quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao;  Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Hội; Quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho Hội; Thông tư liên tịch số 225/2004/TTLT-BTCQTTW-BTCB ngày 05/4/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng các cấp và Thông tư 103/2003/TT-BTC ngày 30/10/2003 hướng dẫn nội dung thu, chi của tổ chức hội cựu chiến binh trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

       Mức chi áp dụng như sau:

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Chi phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT của các đơn vị trong Trường

 

 

 

- Chi trang trí, nước uống cho đại biểu và viên chức.

Thực chi theo KH và dự trù kinh phí được duyệt

 

 

- Chi mua sắm dụng cụ, vật dụng cho hoạt động.

Thực chi theo KH và dự trù kinh phí được duyệt

 

 

- Giải thưởng

 

 

 

 

+ Tập thể

200.000đ/giải nhất

160.000đ/giải nhì

120.000đ/ giải ba

100.000đ/giải KK

 

 

+ Cá nhân

140.000đ/giải nhất

120.000đ/ giải nhì

100.000đ/ giải ba

80.000đ/giải KK

 

 

- Chi hỗ trợ CC.VC tham gia hoạt động VH,VN,TDTT ngoài Trường

 

Tối đa không quá 5 ngày.

Theo kế hoạch được duyệt

 

+ Hỗ trợ tập luyện

20.000đ/người/ngày

 

+ Thi đấu trong tỉnh

40.000đ/người/ngày

 

+ Thi đấu ngoài tỉnh

Theo chế độ

công tác phí

2

Chi giao lưu, tham quan, nghiên cứu

Riêng nghiên cứu thực tế của Khoa LLCT được chi từ nguồn kinh phí được cấp theo QĐ494/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2002.

 

 

 

Chi theo tình hình kinh phí thực tế của đơn vị

 

- Chi phí tàu xe, bến bãi

Thực chi theo hợp đồng

 

 

Có kế hoạch được duyệt, hoá đơn chứng từ hợp pháp

 

- Vé tham quan khu di tích lịch sử (nếu có)

Thực chi

 

Thù lao cho người báo cáo thực tế tại nơi đến

150.000đ /người/1 điểm

 

Chi tham quan nghiên cứu, học tập thực tế của CB quản lý chi từ nguồn kinh phí thường xuyên của trường theo quy định hiện hành.

Có kế hoạch được duyệt, hoá đơn chứng từ hợp pháp

3

Chi tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT của Đoàn & Hội SV

Theo mức chi các hoạt động phong trào của sinh viên ghi trong Quy chế này

4

 

 

Hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức hoạt động cho Đảng ủy và các đoàn thể

Theo mức chi tổ chức, hội nghị, hội thảo, tập huấn của Trường ghi trong Quy chế này.

Chỉ hỗ trợ phần kinh phí bị thiếu theo cân đối kế hoạch thu chi của từng tổ chức.

 

Điều 34. Chi quản lý sự nghiệp khác, hoạt động dịch vụ

 

TT

Nội dung thu

Định mức

Ghi chú

1

Chi quản lý, các hoạt động SXDV (kể cả các HĐ cho thuê CSVC, trừ dịch vụ liên kết đào tạo) từ 10% nguồn chênh lệch thu chi do các đơn vị nộp Trường.

 

Được phân phối như sau:

 

 

 

- Ban Giám hiệu

01 định suất

 

 

- Phòng Tài vụ

02 định suất

 

 

- Phòng Tổ chức - Hành chính

02 định suất

 

 

- Phòng Quản trị - Thiết bị

01 định suất

 

 

- Phòng Quản lý Đào tạo (đối với các các lớp ngắn hạn do Trường cấp chứng chỉ, chứng nhận).

01 định suất

 

2

Đối với các hợp đồng liên kết giảng dạy cho bên ngoài; Liên kết đào tạo do trường cấp bằng, chứng chỉ có thu quản lý phí theo hợp đồng. Được phân phối chi quản lý như sau:

 

- Ban Giám hiệu

01 định suất

 

 

- Phòng Quản lý Đào tạo

01 định suất

 

 

- Phòng Tài vụ

0,5 định suất

 

 

- Phòng Quản trị - Thiết bị

0,5 định suất

 

 

- Phòng Tổ chức - Hành chính

0,5 định suất

 

 

- Đơn vị trực tiếp

01 định suất

 

3

Đối với các hợp đồng phối hợp tổ chức, đào tạo các lớp sau đại học, phần quản lý theo dõi lớp học được phân phối chi theo định mức sau:

 

- Ban Giám hiệu

01 định suất

 

 

- Đơn vị trực tiếp

1,4 định suất

 

 

- Phòng Quản lý Đào tạo

0,4 định suất

 

 

- Phòng Tài vụ

0,5 định suất

 

 

- Phòng Quản trị thiết bị

0,4 định suất

 

 

- Phòng Tổ chức - Hành chính

0,4 định suất

 

4

Chi quản lý dịch vụ liên kết đào tạo: 10% nguồn chênh lệch thu chi được phân phối như sau:

 

- Ban Giám hiệu

02 định suất

 

 

- Đơn vị trực tiếp

02 định suất

 

 

- Phòng Tài  vụ

02 định suất

 

 

- Phòng Quản trị - Thiết bị

01 định suất

 

 

- Phòng Tổ chức - Hành chính

01 định suất

 

5

Thù lao cho bộ phận trực tiếp thu học phí bằng tiền mặt

a)

Các lớp chính quy, VLVH: (Tổng thu tiền học phí x 60%) x 0,4%

b)

Các lớp dịch vụ liên kết đào tạo: Học phí được giữ lại theo hợp đồng x 0,4%

6.  Chi dịch vụ liên kết đào tạo

Chi hoạt động dịch vụ đào tạo bao gồm các khoản chi theo thực tế phát sinh như: Chi phí thuế; khấu hao tài sản; chi thù lao thu học phí, văn phòng phẩm; tuyển sinh, quảng cáo; công tác phí, xe đưa rước (nếu có), ăn, ở của giảng viên; điện, điện thoại, nước, lương; photo tài liệu, nước uống,...; chi tổng kết kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có),...

a) Công tác phí: Áp dụng Điều 8 của Quy chế này.

b) Chi nước uống: 20.000đ/người/ngày (10.000đ/người/buổi).

c) Chi tiền ăn cho giáo viên của các trường liên kết.

Khoán cho nhà khách thực hiện nấu ăn với định mức như sau:

- Nếu hợp đồng không quy định: Chi 105.000đ/ngày/người.

+  Ăn sáng: 25.000đ

+ Ăn trưa và chiều: 80.000 đ

- Nếu hợp đồng có quy định: Thực hiện theo hợp đồng.

d) Chi tiền đưa rước giảng viên: Thực hiện theo hợp đồng.

Giảng viên tự túc phương tiện đi lại thì được thanh toán theo mức khoán sau:

- Mỹ Tho - TP HCM: 300.000 đồng cho 1ượt đi và về

- Mỹ Tho - Cần Thơ: 500.000 đồng cho 1ượt đi và về

Thanh toán theo hóa đơn tiền xăng nếu sử dụng xe trường;

đ) Chi Văn phòng phẩm, điện thoại áp dụng theo mức khoán tại Phụ lục II và Phụ lục III của Quy chế này.

e) Tiếp khách theo kế hoạch được phê duyệt: Không quá 100.000 đ/ người

g) Chi khác (nếu có).

        h) Chi công tác quản lý: Các khoản thu được từ hoạt động này sau khi trừ chi phí (thuế, khấu hao, VPP, quảng cáo, cơm, nước, lương,…) thì trích 10% chi phí quản lý hoạt động dịch vụ và được hạch toán vào chi phí, phần còn lại sau khi trích lập nguồn cải cách tiền lương, các quỹ theo quy định và bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của trường. Phần chi phí quản lý được chia theo định suất chi theo khoản 4 của Điều này.

        i) Riêng đối với chi cho công tác quản lý, nhân viên phục vụ kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, ôn thi. Phần kinh phí được để lại sau khi trừ các khoản chi phí, thuế, khấu hao tài sản phần còn lại được phân phối như sau: 70% chi công tác quản lý, 30% chi cho công tác phục vụ.

        - Định suất chi quản lý áp dụng theo theo khoản 4 của Điều này.

        - Định suất phục vụ:

+  Đơn vị trực tiếp:

03 định suất

+ Phòng Tài  vụ:

02 định suất

+ Phòng Quản trị - Thiết bị:

02 định suất

+ Phòng Tổ chức - Hành chính:

01 định suất

+ Phòng QLĐT:

0.5 định suất

* Đơn vị được thụ hưởng chi phí công tác quản lý và phục vụ tự lập phương án chi trả cho viên chức được phân công.

7. Chi dịch vụ các lớp ngắn hạn

a) Đối với các đơn vị không xây dựng quy định riêng thì khi phát sinh đào tạo lớp ngắn hạn thực hiện chi trả theo Phụ lục 5 của Quy chế này. Các đơn vị có xây dựng mức chi thì áp dụng theo của đơn vị.

b) Đối với các lớp đào tạo nguồn thu không đảm bảo (do số lượng ít) theo mức chi quy định thì đơn vị phải tự cân đối trên cơ sở lấy thu bù chi.

 

Chương VIII

QUY ĐỊNH NGUỒN THU VÀ TRÍCH LẬP QUỸ

 

Điều 35. Thu học phí, thu tiền cấp lại chứng nhận, bảng điểm

 

TT

Nội dung thu

Định mức

Ghi chú

1

Đại học và cao đẳng chính quy, liên thông

Theo quy định hiện hành

 

 

2

Đại học và cao đẳng hệ vừa làm vừa học

3

Trung cấp chuyên nghiệp chính quy

4

Trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học

5

Thu tiền cấp lại chứng nhận

40.000 đồng/Chứng nhận

Nộp tại

Phòng Tài vụ

6

Thu tiền cấp lại bảng điểm

15.000 đồng/bảng điểm

 

Điều 36. Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật và đào tạo ngắn hạn (gọi tắt là thu từ các hoạt động dịch vụ).

Khi có phát sinh dịch vụ đơn vị lập kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

 Các đơn vị chủ động mở các dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao trên cơ sở cân đối lấy thu bù chi và có lợi nhuận góp phần tăng nguồn thu cho trường, tăng thu nhập cho công chức, viên chức.

Đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước gồm:

- Nộp thuế;

- Trích khấu hao tài sản;

- Tiền điện, nước, điện thoại,…

Trưởng đơn vị phải xây dựng quy định và triển khai trong viên chức về các định mức chi phí hoạt động dịch vụ (gồm tiền công phục vụ, tiền công giảng dạy/tiết, văn phòng phẩm, chi phí tổ chức thi, hệ số phân phối lợi nhuận, nguyên vật liệu, thuê mướn lao động, chuyên gia, chi phí khác…) và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đơn vị. Trên cơ sở khoán chi phí, phần tiết kiệm được phân phối cho viên chức của đơn vị.

1. Thủ tục thanh quyết toán

Tất cả các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ phải thực hiện như sau:

-      Thu bằng phiếu thu do Trường phát hành hoặc hóa đơn tài chính theo quy định.

-      Lập bảng kê nộp tiền về Trường hàng ngày trước 15 giờ, không để tồn quỹ tại đơn vị.

-   Lập báo cáo tình hình sử dụng phiếu thu, hóa đơn vào ngày cuối mỗi quý.

Trường sẽ tạm ứng kinh phí cho đơn vị để đảm bảo hoạt động chi theo đúng tiến độ, riêng các khoản chi cho CCVC của trường được thanh toán qua thẻ ATM. Khi kết thúc hoạt động dịch vụ, đơn vị lập hồ sơ quyết toán kinh phí kèm chứng từ hợp pháp gồm:

- Hợp đồng kinh tế (nếu có) bảng chính;

- Hóa đơn (bản gốc);

- Bảng tính khấu hao tài sản, tiền điện;

- Bảng quyết toán thu, chi;

- Bảng thanh toán tiền cho cá nhân.

Chi phí quản lý hoạt động dịch vụ được trích 10% trên chênh lệch thu, chi dịch vụ (doanh thu - chi phí - thuế- khấu hao tài sản - tiền điện, nước, điện thoại,…) được chia thành định suất  phân phối theo Quy chế chi tiêu nội bộ của trường và được hạch toán vào chi phí, phần còn lại bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập quỹ cơ quan theo đúng theo quy định.

Các đơn vị có hoạt động dịch vụ không được hưởng định suất từ khoản trích 10% chênh lệch.

2. Quy định cụ thể cho các hoạt động dịch vụ

a) Cho thuê mặt bằng giữ xe, căn tin: Thực hiện đấu giá cho thuê tài sản theo đúng quy định hiện hành, trích khấu hao tài sản, tiền điện, tiền nước theo quy định.

b) Cho thuê tài sản khác (phòng học, nhà nghỉ, thiết bị,…): Thực hiện định mức cho thuê theo Quyết định của Hiệu trưởng, trích khấu hao tài sản, tiền điện, tiền nước theo quy định.

c) Mở lớp đào tạo ngắn hạn: Đơn vị thực hiện mở các lớp ngắn hạn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và nộp về Trường các khoản sau:

- Tiền khấu hao tài sản (nếu có)

- Thuế theo quy định;

- Tiền điện, điện thoại,…

- Một phần doanh thu (được tính bằng tỉ lệ x với doanh thu) cụ thể như sau:

+ Đối với các lớp thuộc về kỹ thuật có sử dụng vật tư để thực hành, thực tập, các lớp dạy nghề nông thôn thì nộp về Trường là 20%/doanh thu.

+ Đối với các lớp không sử dụng vật tư thực hành như Khoa KTXH, Khoa Sư phạm,... thì nộp về Trường là 25%/doanh thu.

+ Các đơn vị nếu có phát sinh dịch vụ mới thì nộp về trường 10% doanh thu cho năm đầu tiên. Từ năm thứ 2 thì áp dụng theo định mức như trên.

d) Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm: Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm. Đơn vị thực hiện hướng dẫn thực tập lập kế hoạch chi tiết cho từng đợt thực tập. Cụ thể: Sử dụng phòng học, thiết bị, dự trù kinh phí vật tư thực tập,… Trường cấp kinh phí cho đơn vị tổ chức và sau khi bán sản phẩm, phế phẩm sẽ nộp hết nguồn thu về Trường và được phân phối cho đơn vị thực hiện 30%/doanh thu, hạch toán vào chi phí. 

đ) Thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ: Hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn và dịch vụ khác do Trường ký với tổ chức hoặc cá nhân ngoài Trường, đơn vị phụ trách thực hiện theo đúng quy định và nộp về Trường các khoản:

+ Tiền khấu hao tài sản (nếu có);

+ Thuế theo quy định;

+ Tiền điện, điện thọai,…

+ Khoản nộp về trường 10% trên doanh thu.

- CC,VC tham gia các Dự án hoặc làm chuyên gia cho các cơ quan, tổ chức khác được ký kết Hợp đồng với Trường, thì người tham gia được phân phối 90% trên doanh thu.

e) Hoạt động dịch vụ internet: Mức thu là 2.000 đ/giờ, nộp 100% về trường. Nguồn thu được phân phối khoán chi cho trung tâm 50% để chi phí văn phòng phẩm, công tác quản lý, phục vụ ngoài giờ cho hoạt động này (kèm bảng chiết tính chung và quyết toán kèm danh sách ký nhận). Trường nộp thuế theo quy định.

g) Hoạt động thi cấp chứng chỉ:

- Giao TTKT& ĐBCL tổ chức thi, lập bảng dự trù và bảng quyết toán kinh phí.

- Nộp thuế, trích khấu hao tài sản, thanh toán tiền điện, tiền nước theo quy định.

- Phần chênh lệch thu, chi Trường khoán chi quản lý và phục vụ ở đơn vị 30%, hạch toán vào chi phí.

h) Hoạt động sản xuất, kinh doanh (mua, bán): Đơn vị tổ chức kinh doanh đúng theo quy định và nộp về trường các khoản như sau:

- Tiền khấu hao tài sản (nếu có);

- Thuế theo quy định;

- Tiền điện, điện thoại,…

- Khoản nộp về trường được tính bằng 5%/doanh thu.

i) Hoạt động gia công sản phẩm:

- Hợp đồng (hoặc biên bản thỏa thuận) chỉ có nhân công gia công không có chi phí vật tư, phải nộp thuế, khấu hao tài sản, điện, nước và nộp về Trường 10%/doanh thu tiền công.

- Hợp đồng đặt hàng có phát sinh chi phí vật tư, phải nộp thuế, khấu hao tài sản, điện, nước …và nộp về Trường là 5%/doanh thu.

k) Hoạt động khác:

- Đối với các hoạt động có phát sinh chi phí như: Cho thuê lễ phục…đơn vị phải nộp về Trường các khoản thuế, khấu hao tài sản, điện, nước,... và một phần tỉ lệ là 30% trên doanh thu.

- Đối với các hoạt động không có phát sinh chi phí đơn vị phải nộp về Trường: thuế, khấu hao tài sản, điện, nước…. và một phần tỉ lệ là 50% trên doanh thu.

- Đối với hoạt động dịch vụ môi giới (dịch vụ gia sư, phối hợp tổ chức sự kiện, giới thiệu việc làm,....) đơn vị phải nộp về Trường  bao gồm các khoản thuế, khấu hao tài sản, điện, nước…. và một phần tỉ lệ là 20% trên doanh thu.

3. Trách nhiệm theo dõi và thực hiện

a) Phòng Quản trị thiết bị có trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng mặt bằng thuộc phạm vi nhà trường quản lý, kiểm tra ký xác nhận vào bảng kê quyết toán chi phí khấu hao tài sản của đơn vị và chuyển Phòng Tài vụ để quyết toán hiệu quả hoạt động dịch vụ.

b) Phòng Tài vụ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các đơn vị theo quy định này.

c) Đơn vị thực hiện phải lập hồ sơ và lưu đầy đủ các chứng từ có liên quan để trình cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

d) Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước nhà trường về những sai phạm do không tuân thủ các văn bản quy định.

 

Điều 37. Thu dịch vụ liên kết đào tạo (Trường Đại học Tiền Giang là đơn vị phối hợp đào tạo).

Thu theo hợp đồng liên kết đào tạo với các trường (phần học phí trường được giữ lại). Phí quản lý, phục vụ đối với các hoạt động thi tuyển sinh, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, ôn tập và các khoản thu khác ngoài hợp đồng do Trường liên kết trích để lại.

Điều 38. Thu khác

 

TT

Nội dung thu

Định mức

Ghi chú

1

Thu bán hồ sơ thầu, lệ phí đấu thầu

a)

Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế) do chủ đầu tư quyết định tuỳ theo quy mô, tính chất của gói thầu.

 

- Đối với đấu thầu trong nước.

Không quá

1 triệu  đồng/hồ sơ

 

 

- Đối với đấu thầu quốc tế

Theo thông lệ đấu thầu quốc tế

 

b)

Thu lệ phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu.

0,01% x Giá trị gói thầu nhưng tối thiểu là 500 nghìn đồng và tối đa là 30 triệu đồng

 

2

Các khoản thu tiền hoa hồng làm giảm giá mua, khuyến mãi sử dụng các dịch vụ công

Nộp trả 100% về ngân sách trường

 

3

Các khoản thu hoa hồng khác: nguồn thu tiền hoa hồng được các tổ chức bảo hiểm trích lại từ việc mua bảo hiểm y tế cho HS.SV,... 

Phần còn lại sẽ được phân phối cho đơn vị 70% giao cho đơn vị chủ quản tự trang trải cho những cá nhân, tập thể có liên quan.

Nộp 100% tổng thu và phải nộp thuế theo quy định

4

Các khoản thu hoa hồng được các tổ chức bảo hiểm trích lại từ việc mua bảo hiểm tai nạn cho SV.HS

Trích 20% trên doanh thu nộp về trường, phần còn lại  giao cho đơn vị chủ quản tự trang trải cho những cá nhân, tập thể có liên quan

5

Thu từ thù lao tín dụng và chi cho công tác quản lý, lập hồ sơ thủ tục, theo dõi tiền vay,

 Nộp 100%/tổng thu:

10% nộp về trường; 90% giao cho đơn vị chủ quản tự trang trải cho những cá nhân có liên quan.

 

 

Điều 39. Quy định việc sử dụng kết quả chênh lệch thu, chi trong năm

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Hàng năm, trên cơ sở tổng nguồn thu được tự chủ, bao gồm NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, thu phí, lệ phí và thu khác, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phân phối như sau:

1. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi và lớn hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm:

- Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.

2. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi và bằng hoặc nhỏ hơn một lần Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm: 

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.

3. Chi trả thu nhập tăng thêm cho CC,VC (hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên).

Căn cứ vào Thông tư số 172/2009//TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính.

a) Trong năm dựa vào kết quả tài chính của năm trước và khả năng của năm kế hoạch, Trường xây dựng phương án tự chủ tài chính chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên. Nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị hàng tháng tối đa không quá 60% mức thu nhập tăng thêm theo quy định tại Điều 42 của Quy chế này.

b) Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, Trường xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động, đảm bảo không vượt quá mức theo chế độ quy định.

c) Căn cứ quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi thực tế cao hơn so với số mà Trường tự xác định và kinh phí chi thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định) cao hơn số đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thì Trường tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định.

- Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi, thực tế, thấp hơn số mà Trường tự xác định và kinh phí đã thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động lớn hơn số được chi trả thu nhập tăng thêm (theo chế độ quy định), số chi vượt đó, Trường sẽ sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp; trường hợp sau khi dùng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào Quỹ chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau; trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi, thì trừ vào Quỹ tiền lương của đơn vị.

Điều 40. Trích lập các quỹ cơ quan từ chênh lệch thu, chi được xác định tại Điều 39

 

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

1

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi và lớn hơn một lần Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm.

 

- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

25% x chênh lệch thu, chi

 

 

- Số còn lại quy thành 100% sau đó trích lập quỹ như sau:

 

 

 

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

01% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

 

 

+ Quỹ khen thưởng

9% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

 

 

+ Quỹ phúc lợi

90% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

2

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi và bằng hoặc nhỏ hơn một lần Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, được trích lập quỹ như sau:

 

- Lập Quỹ chi thu nhập tăng thêm

Theo phương án tự chủ

 

 

- Số còn lại quy thành 100% và trích lập quỹ như sau:

 

 

 

+ Lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

02% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

 

 

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

01% x tổng số chênh  lệch thu, chi còn lại

 

 

+ Quỹ khen thưởng

7% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

 

 

+ Quỹ phúc lợi

90% x tổng số chênh lệch thu, chi còn lại

Điều 41. Sử dụng các quỹ cơ quan được trích lập

1. Quy định chung

a) Đối tượng được hưởng: Toàn thể công chức, viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn từ một năm trở lên (trừ viên chức của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Ban quản lý dự án xây dựng).

b) Nguyên tắc phân phối:

- Đảm bảo công bằng, hợp lý, có tác dụng kích thích người lao động hăng say công tác.

- Phương án phân phối phải đảm bảo chi không vượt quá nguồn quỹ được trích lập (theo báo cáo quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Nếu có phát sinh thừa hoặc thiếu thì xử lý như sau:

+ Nếu số được phép trích > số đã phân phối, sử dụng thì tiếp tục trích lập bổ sung vào các quỹ và chuyển tiếp sang năm sau.

+ Nếu số được phép trích < số đã phân phối, sử dụng thì trừ vào nguồn quỹ tương ứng của năm sau.

2. Nội dung và định mức chi sử dụng các quỹ

TT

Nội dung chi

Định mức

Ghi chú

a)

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

 

- Chi bổ sung vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ đào tạo

Theo kế hoạch

 

 

- Chi bổ sung nguồn vốn kinh doanh đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất dịch vụ

Theo kế hoạch

 

b)

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

 

 

 

- Chi trợ cấp bình ổn thu nhập cho công chức, viên chức trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm sút.

- Chi trợ cấp khác.

Theo thực tế

phát sinh

 

c)

Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi

Áp dụng cho cả viên chức hợp đồng từ 1 năm trở lên

 

 

- Chi trợ cấp, cho viên chức giảng dạy hưởng PCUĐ ≤  30%  tiền lương theo ngạch bậc (chi theo định mức lương tối thiểu 1.150.000đ/người).

5% x tiền lương theo ngạch bậc (bao gồm PCCV, PCVK, PCBL)

Bao gồm cả GV trung học.

- Chi trợ cấp cho công chức viên chức không được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành (chi theo định mức lương tối thiểu 1.150.000đ/người).

25% tiền lương theo ngạch bậc (bao gồm PCCV, PCVK, PCBL)

 

 

Đối với viên chức hành chính được Trường cử đi đào tạo dài hạn trên một năm:

+ Đi học tập trung

(theo giấy nhập học)

Không được hưởng trợ cấp trong thời gian học.

 

+ Đi học theo hình thức vừa làm vừa học (theo giấy báo nhập học)

Được hưởng trợ cấp trong thời gian đi học nếu hoàn thành nhiệm vụ do đơn vị giao khoán

Có xác nhận của Trưởng đơn vị

d)

Chi trợ cấp các ngày lễ, Tết, thưởng

 

 

 

Mức chi tối thiểu như sau:

 

+ Tết Nguyên Đán

500.000 đồng/người

 

+ Ngày họp mặt đầu năm

100.000 đồng/người

 

+ Lễ 30/04 - 01/5 và hỗ trợ tham quan du lịch

500.000 đồng/người

 

+ Lễ Quốc khánh 2/9

100.000 đồng/người

 

+ Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (CB.VC nữ)

50.000 đồng/người

 

+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

200.000 đồng/người

 

Ghi chú:

* Tiền lễ: Áp dụng cho CC,VC hiện có tại thời điểm chi trả và có hợp đồng lao động 12 tháng trở lên:

+ Chi 100% đối với CC,VC làm việc từ 6 tháng trở lên

+ Chi 50% đối với CC,VC: Cho các đối tượng còn lại

 

* Tiền Tết, tiền thưởng cuối năm (nếu có) được hưởng tính theo quy tắc tam suất trên thời gian làm việc của viên chức trong năm, kể cả viên chức nghỉ hưu (trừ trường hợp nghỉ ốm, thai sản theo chế độ). Riêng trường hợp đi học không trả chuẩn được hưởng 50%.

+ Không tính cho viên chức đã nghỉ việc trong các trường hợp: Thuyên chuyển công tác, bỏ việc, buộc thôi việc, thôi việc theo nguyện vọng.

đ)

Chi trợ cấp cho CC,VC

 

 

 

- Chi trợ cấp cho CC,VC nghỉ hưu, nghỉ mất sức theo chế độ chính sách, nghỉ việc trong trường hợp sắp xếp tinh giảm biên chế

Bằng 01 tháng lương hiện hưởng

(kể cả phụ cấp chức vụ, vượt khung, bảo lưu)

 

 

- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho CC,VC

Mức chi do CĐ đề xuất

 

e)

Chi chúc mừng lễ cưới của viên chức Trường

300.000đ/người

Tổ trưởng công đoàn

làm thủ tục

g)

Chi ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu

Theo mức chi do Công đoàn đề xuất

h)

Chi cho tang chế:

 

 

 

- Tang chế đối với sinh viên:

200.000 đ/sinh viên

và hoàn lại học phí của học kỳ SV mất

Khoa tổ chức thăm viếng

 

- Tang chế của viên chức Trường

Chi từ Quỹ bảo trợ của Công đoàn

Công đoàn chi

i)

Chi hoạt động giao lưu đối ngoại và các hoạt động phúc lợi tập thể khác

Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn quyết định

 

k)

Chi quà tặng lưu niệm:

-          Đại diện các tổ chức nước ngoài

-          Khách nước ngoài, tình nguyện viên nước ngoài là giảng viên

-   Sinh viên kiến tập nhà máy; giao lưu tham quan học tập thực tế, Đoàn TN giao lưu với các đơn vị bên ngoài,

-   Đoàn TN làm công tác xã hội từ thiện tại địa phương

-   Viên chức Trường Ttham quan, thực tế

 

Hiệu trưởng quyết định

Không quá 400.000đ/phần

200.000đ/điểm đến (lần)

 

300.000đ/đoàn

 

200.000đ/điểm đến (lần)

 

 

l)

Chi quà tặng (khánh kỷ niệm) cho công chức, viên chức nghỉ hưu.

Không quá

1.000.000đ/người

 

m)

Chi hỗ trợ khám bệnh cho CC,VC

Tùy theo tình hình ngân sách hàng năm, Hiệu trưởng sẽ quyết định định mức chi hỗ trợ.

 

 

Chương IX

QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI THU NHẬP TĂNG THÊM

 

Điều 42. Phân phối thu nhập tăng thêm

1. Đối tượng thụ hưởng

- CC,VC lao động trong biên chế và CC,VC hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP.

- Viên chức của Ban Quản lý Dự án Xây dựng kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể thì được hưởng từ quỹ lương tăng thêm của trường.

2. Nguyên tắc phân phối

- Quỹ thu nhập tăng thêm:

+ Sử dụng 75% để phân phối theo hệ số trình độ cho tất cả các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này.

+ 25% để phân phối cho công chức, viên chức lãnh đạo quản lý theo hệ số chức vụ và kiêm nhiệm.

- Thực hiện phân phối qua 2 bước:

+  Bước thứ nhất (tạm tính): Mức chi trả = 60% định mức theo phương án xác định.

+ Bước thứ hai (quyết toán sau khi có báo cáo tài chính năm được duyệt): Tiếp tục chi trả số còn lại theo quỹ thực có. Mức chi có thể cao hơn hoặc bằng, hoặc thấp hơn định mức theo phương án xác định.

3. Cơ sở và điều kiện phân phối

a) Căn cứ vào kết quả xếp loại thi đua tháng liền trước của đơn vị gửi về P.TCHC trước ngày 05 hàng tháng.

Từ ngày 05 hàng tháng, nếu Phòng Tài vụ không nhận được bảng kết quả xếp loại của đơn vị nào thì đơn vị đó sẽ được chi trả lương tăng thêm vào cùng kỳ tháng sau.

- Loại A: 100% theo hệ số quy định;

- Loại B: 80% theo hệ số quy định;

- Loại C: 60% theo hệ số quy định;

- Loại D: Không được hưởng thu nhập tăng thêm.

b) Các trường hợp nghỉ ốm, thai sản

- CC,VC nghỉ thai sản, hậu sản (theo quy định của Nhà nước): Được hưởng 100% thu nhập tăng thêm.

- CC,VC nghỉ ốm dưới 30 ngày: được hưởng 100% thu nhập tăng thêm.

- CC,VC nghỉ ốm từ 30 ngày trở lên; Nghỉ thai sản, hậu sản đối với con thứ 3; Nghỉ việc riêng liên tục từ 1 tháng trở lên; Nghỉ thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ BHXH: Không được hưởng thu nhập tăng thêm trong những tháng nghỉ.

c) CC,VC hành chính và viên chức giảng dạy được cử đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đi công tác:

- Liên tục đến 3 tháng: được hưởng 100 % thu nhập tăng thêm.

- Từ tháng thứ tư trở đi: không được hưởng thu nhập tăng thêm.

d) CC,VC đi học cao đẳng, đại học, sau đại học (được cấp có thẩm quyền phê duyệt):

- Đối với viên chức hành chính: Được hưởng thu nhập tăng thêm nếu trong thời gian đi học hoàn thành nhiệm vụ do đơn vị giao khoán, có xác nhận của trưởng đơn vị. Nếu trong thời gian đi học người khác làm thay thì chỉ hưởng trên số ngày làm việc thực tế (theo bảng chấm công của đơn vị).

- Đối với viên chức giảng dạy: Được hưởng 100% thu nhập tăng thêm hàng tháng nếu có cam kết và thực hiện trả đủ 100% giờ chuẩn trong năm.

+ Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ giờ chuẩn theo cam kết thì phải hoàn lại số tiền đã nhận tương ứng với tỷ lệ % số giờ còn thiếu. 

+ Trường hợp viên chức giảng dạy thiếu giờ chuẩn hoặc không trả được giờ chuẩn do không đủ hoặc không có lớp dạy: Nhà trường bố trí làm thêm công việc khác để bù vào số giờ thiếu và được hưởng 100% thu nhập tăng thêm.

* Cuối năm học, Phòng TC.HC phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo xem xét việc thực hiện nghĩa vụ giờ chuẩn của viên chức giảng dạy để xác định tỷ lệ hưởng thu nhập tăng thêm.

đ) CC,VC bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên: Không được hưởng thu nhập tăng thêm trong thời gian thi hành kỷ luật.

4. Định mức phân phối

a) Phần phân phối theo trình độ, thâm niên cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này.

- Định suất phân phối căn cứ theo phương án tự chủ tài chính hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Hệ số phân phối thu nhập tăng thêm thực hiện theo bảng phụ lục I  kèm theo quy chế này.

b) Phần phân phối theo chức vụ công tác, kể cả kiêm nhiệm:

Mức chi cho mỗi cá nhân = Định suất (s) x Hệ số.

25% tổng Quỹ thu nhập tăng thêm

Trong đó:

 

Tổng hệ số chức vụ chính quyền và kiêm nhiệm trong toàn Trường/tháng x 12 tháng

Định suất (s)  =                                          

 

 

 

Chương X

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 43. Điều khoản thi hành

Quy chế này có hiệu lực kể từ 01/01/2014. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có phát sinh các khoản chi mới thì Trường sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định chung của  Nhà nước và tình hình thực tế của trường. Những trường hợp đặc biệt do              Hiệu trưởng xem xét quyết định. /.                                                                                                                                                                        

                                                                             HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

- UBND tỉnh TG (để b/c);                                                                                                

- Sở Tài chính (để biết);                                                                                    (đã ký) 

- Kho bạc NN (để theo dõi);                                                                           

- BGH, các đơn vị (để thực hiện);

- Lưu: VT.

  Phan Văn Nhẫn

Phụ lục I

BẢNG HỆ SỐ PHÂN PHỐI THU NHẬP TĂNG THÊM

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

A. HỆ SỐ PHÂN PHỐI THU NHẬP TĂNG THÊM THEO TRÌNH ĐỘ

 

STT

Trình độ chuyên môn

Hệ số

1

Phó giáo sư, tiến sĩ + giảng viên chính/chuyên viên chính

7,5

2

Tiến sĩ, thạc sĩ + giảng viên chính/chuyên viên chính/giáo viên trung học cao cấp

6,5

3

Thạc sĩ, giảng viên chính, chuyên viên chính, giáo viên trung học cao cấp

5,5

4

Đại học

4,5

5

Cao đẳng, công nhân 4/6 và 5/7

4,0

6

Trung cấp, công nhân 4/7, 3/7 và 3/6 (có bằng)

3,5

7

Trình độ dưới trung cấp và công nhân 3/7 (không có bằng)

3,0

 

B. HỆ SỐ PHÂN PHỐI THU NHẬP TĂNG THÊM THEO THÂM NIÊN CÔNG TÁC (Áp dụng cho CC,VC không được hưởng và chưa được hưởng  phụ cấp thâm niên nhà giáo).

 

STT

SỐ NĂM THÂM NIÊN

Hệ số

1

Từ 03 năm đến dưới 5 năm  (03 £ số năm < 5)

0,2

2

Từ 05 năm đến 10 năm        (05 £ số năm £ 10)

0,4

3

Trên 10 năm đến 15 năm     (10 < số năm £ 15)

0,6

4

Trên 15 năm đến 20 năm     (15 < số năm £ 20)

0,9

5

Trên 20 năm đến 25 năm     (20 < số năm £ 25)

1,2

6

Trên 25 năm đến 30 năm     (25 < số năm £ 30)

1,5

7

Trên 30 năm đến 35 năm     (30 < số năm £ 35)

1,8

8

Trên 35 năm                                (số năm > 35)

2,0

 

C. HỆ SỐ PHÂN PHỐI THEO CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO VÀ CHỨC VỤ KIÊM NHIÊM

Các chức danh kiêm nhiệm được quy định như sau:

- Chức danh thứ nhất: Hưởng 100% hệ số

- Chức danh thứ hai: Hưởng 50% hệ số

Trường hợp có hai chức danh chuyên môn thì chức danh có hệ số thấp hơn xem như kiêm nhiệm.

 

  STT

Các chức danh

Hệ số

I

Chức vụ chính quyền

 

1

Hiệu trưởng

10

2

Phó Hiệu trưởng

8,0

3

Trưởng các đơn vị

5,5

4

Phó các đơn vị

4,5

5

Trưởng bộ môn

3,5

6

Phó bộ môn, nhóm trưởng

2,5

7

Tổ trưởng Tổ Trợ lý Ban Giám hiệu, Tổ trưởng Tổ Giáo viên

2,0

8

Tổ trưởng nghiệp vụ hành chính, Tổ trưởng văn phòng khoa và các Tổ nghiệp vụ khác (gồm cây xanh, bảo vệ,…)

1,5

II

Kiêm nhiệm công tác chính quyền

 

1

Trưởng ban: Ban Thanh tra nhân dân; Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

0,8

2

Phó Trưởng ban: Ban Thanh tra nhân dân; Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Viên chức bán chuyên trách phụ trách PTQCBVANTQ.

0,6

3

Tiểu đội trưởng Đội tự vệ cơ quan, Đội trưởng Đội PCCC các cơ sở

0,5

4

Tổ trưởng tổ An ninh công nhân

0,2

III

Kiêm nhiệm công tác Đảng

 

1

Đảng ủy

 

 

- Bí thư Đảng ủy

2,0

 

- Phó Bí thư Đảng ủy

1,5

 

- Ủy viên Ban chấp hành

1,0

2

 Chi ủy (trực thuộc Đảng ủy trường)

 

 

- Bí thư

1,5

 

- Phó bí thư

0,8

 

- Chi ủy viên

 

 

0,6

 

 

 

 

 

IV

Kiêm nhiệm công tác Công đoàn trường

 

- Chủ tịch

1,8

 

- Phó chủ tịch

1,3

 

- Ủy viên Ban chấp hành, Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Trưởng Ban Nữ công

0,8

 

- Phó Chủ tịch công đoàn bộ phận, Tổ trưởng công đoàn

0,6

 

- Tổ phó công đoàn

0,3

V

Kiêm nhiệm công tác Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên

 

 

 

 

1

Đoàn trường

 

 

- Bí thư

1,8

 

- Chủ tịch BCH Hội Sinh viên

1,8

 

- Phó Bí thư

1,3

 

- Phó chủ tịch BCH Hội Sinh viên

1,0

 

- Ủy viên Ban thường vụ

0,8

 

- Ủy viên Ban chấp hành, UVTK, UVBCH Hội Sinh viên

0,6

2

Đoàn Khoa, các Ban đoàn trường

 

 

- Bí thư

0,8

 

- Phó Bí thư, Trưởng các Ban

0,6

 

- Ủy viên Ban chấp hành, Phó các Ban

0,5

3

Chi đoàn (viên chức)

 

 

- Bí thư

0,4

 

- Phó Bí thư

0,3

 

- Ủy viên

0,2

VI

Hội Cựu chiến binh

 

1

- Chủ tịch

0,6

2

- Phó Chủ tịch

0,4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

ĐỊNH MỨC KHOÁN ĐIỆN THOẠI BÀN CHO CÁC ĐƠN VỊ

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

 

TT

TÊN ĐƠN VỊ

MỨC KHOÁN

(đồng/tháng)

GHI

CHÚ

1         

Phòng TCHC

900.000

 

2         

Phòng Tài vụ

600.000

 

3         

Phòng Quản lý đào tạo

600.000

 

4         

Phòng Công tác chính trị sinh viên

300.000

 

5         

Phòng QLKH & QHQT

450.000

 

6         

Phòng Quản trị thiết bị

- Cơ sở 1

- Cơ sở chính

- Co sở TCN

 

150.000

800.000

150.000

 

7         

Phòng Giáo dục thường xuyên

800.000

 

8         

Phòng Thanh tra Pháp chế + Đảng ủy

250.000

 

9         

Khoa Kinh tế Xã hội

600.000

 

10    

Khoa Khoa học cơ bản + Y tế CS1

400.000

 

11    

Khoa KTNN & CNTP

400.000

 

12    

Khoa Kỹ thuật công nghiệp

250.000

 

13    

Khoa Xây dựng

250.000

 

14    

Khoa Sư phạm

450.000

 

15    

Khoa lý luận chính trị

250.000

 

16    

 Khoa Ngoại ngữ

250.000

 

17    

 Khoa Công nghệ thông tin

250.000

 

18    

Trung tâm Thông tin thư viện

- Cơ sở 1

- Cơ sở chính

- CS TCN

 

100.000

150.000

100.000

 

19    

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & QHDN

400.000

 

20    

 Trung tâm ƯDKT & CGCN

200.000

 

21    

 Trung tâm Khảo thí & ĐBCLGD

600.000

 

22    

Văn phòng ĐTN và HSV

200.000

 

Phụ lục 3

ĐỊNH MỨC KHOÁN VĂN PHÒNG PHẨM CHO CÁC ĐƠN VỊ

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

TÊN ĐƠN VỊ

MỨC KHOÁN

(đồng/tháng)

GHI

CHÚ

       1       

Phòng TCHC

2,500,000

 

       2       

Phòng Tài vụ

1,500,000

 

       3       

Phòng Quản lý đào tạo

400,000

 

       4       

Phòng Công tác chính trị sinh viên

800,000

 

       5       

Phòng QLKH & QHQT

840,000

 

       6       

Phòng Quản trị thiết bị

700,000

 

       7       

Phòng Thanh tra Pháp chế

300,000

 

       8       

Phòng Giáo dục thường xuyên

500,000

 

       9       

Khoa Kinh tế Xã hội

700,000

 

     10     

Khoa Khoa học cơ bản

700,000

 

     11     

Khoa KTNN & CNTP

600,000

 

     12     

Khoa Kỹ thuật công nghiệp

500,000

 

     13     

Khoa Xây dựng

500,000

 

     14     

Khoa Sư phạm

700,000

 

     15     

Khoa lý luận chính trị

200,000

 

     16     

Khoa Ngoại ngữ

450,000

 

     17     

Khoa Công nghệ thông tin

500,000

 

     18     

Trung tâm Thông tin thư viện

300,000

 

     19     

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & QHDN

500,000

 

     20     

Trung tâm ƯDKT & CGCN

300,000

 

     21     

Trung tâm khảo thí & ĐBCLGD

250,000

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 4

ĐỊNH MỨC CHI TUYỂN SINH

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ (đồng)

Ghi chú

1

Đối với trường hợp có tổ chức thi

a)

Tổ chức hội nghị tổng kết, triển khai và tập huấn cán bộ tuyển sinh; tổ chức kiểm tra, thanh tra tuyển sinh nội bộ trường; làm văn bản tổng kết, hướng dẫn tuyển sinh.

 

- Chủ tịch hội đồng

 

130,000

 

 

- Phó Chủ tịch; Uỷ viên thường trực; Trưởng ban; Trưởng điểm thi; Trưởng môn chấm

Người/buổi-ngày

110,000

 

 

- Phó Trưởng ban; Phó Trưởng điểm thi; Phó Trưởng môn chấm

 

90,000

 

 

- Uỷ viên, Thư ký

 

80,000

 

b)

Giao nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi với các Sở; kiểm tra phân loại theo khối ngành tại địa điểm, thời gian do Bộ GD&ĐT quy định; tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi do thí sinh nộp trực tiếp cho trường. Cụ thể:

 

- Công tác giao nhận hồ sơ, kiểm tra phân loại hồ sơ tuyển sinh (HS nhận từ các Sở GD&ĐT).

 

1,000

 

 

- Nhập dữ liệu đăng ký trên máy tính, kiểm dò, tổng hợp, tách bóc dữ liệu theo khối ngành, truyền và nộp dữ liệu đăng ký dự thi về Bộ GD&ĐT.

 

1,800

 

 

+Thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi (HS nộp tại Trường)

 

1,500

 

 

+ Thu nhận lệ phí đăng ký dự thi (HS nộp tại Trường)

Hồ sơ

1,000

 

 

- Theo dõi, kiểm tra, quản lý, điều chỉnh bổ sung các sai sót, phát giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh

 

700

 

 

- Kiểm dò hồ sơ, dán ảnh thẻ dự thi và phòng thi

 

1,000

 

 

- Đóng dấu tuyển sinh

 

500

 

c)

Xử lý dữ liệu đăng ký dự thi trên máy tính

Hồ sơ

1,000

 

d)

Chạy thử phần mềm từ khâu nhập số liệu, lập phòng thi, giấy báo thi, báo điểm, phương án xử lý nguyện vọng, truyền dữ liệu về Bộ GD&ĐT.

Hồ sơ

1,000

 

đ)

Làm đề thi, sao in đề thi, đóng gói đề thi theo phòng thi

 

* Thuê sao in đề thi, đóng gói đề thi theo phòng thi

 

Theo hợp đồng

 

 

* Do Trường tổ chức làm đề thi, sao in đề thi, đóng gói đề thi theo phòng thi:

 

 

 

 

- Soạn đề thi

Bộ đề thi

500,000

 

 

- Phản biện đề thi

400,000

 

 

- Duyệt đề thi

50,000

 

 

- Sao in, đóng gói đề thi theo phòng thi

500

 

 

- Tiền ăn phục vụ làm đề

Người/ngày

80,000

Quyết toán theo thực tế

e)

Thuê nơi làm đề thi; tổ chức bảo mật và an ninh nơi làm đề, tại các điểm thi, phòng thi; áp tải đề thi; thuê phương tiện vận chuyển, thuê phòng thi; bảo đảm y tế, nước uống. Cụ thể:

 

- Thuê nơi làm đề thi; tổ chức bảo mật và an ninh nơi làm đề, tại các điểm thi, phòng thi

 

 

Thuê nơi làm đề thi chi theo hợp đồng

 

- Áp tải đề thi:

 

 

 

 

   + Cán bộ trực đề; tài xế Trường vận chuyển đề thi; Công an vận chuyển đề thi; Công an trực đề

Người/buổi-ngày

70,000

 

 

   + Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ trực đề; Tài xế Trường vận chuyển đề thi; Công an vận chuyển đề thi; Công an trực đề

Người/ngày

80,000

 

 

   + Chi tiền xăng cho xe chở đề thi
(Trường; Công an)

 

Theo hoá đơn thực tế

 

 

- Thuê phòng thi các điểm tổ chức thi

 

Theo hợp đồng

 

g)

Mua sắm, bổ sung trang thiết bị cho công tác làm đề, in ấn tài liệu, mua biên lai, tổ chức truyền thông, công tác quản lý của Hội đồng tuyển sinh và các ban trực thuộc hội đồng tuyển sinh, văn phòng phẩm

 

Theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt

Thanh toán theo hoá đơn thực tế

h)

In giấy báo thi, danh sách phòng thi, mua giấy nháp, giấy thi, phù hiệu, tài liệu đọc tại phòng thi, quy chế, những điều cần biết về tuyển sinh

 

- In giấy báo dự thi, danh sách thí sinh

Hồ sơ

1,000

 

 

-  Mua giấy nháp, giấy thi, phù hiệu, tài liệu đọc tại phòng thi, quy chế, những điều cần biết về tuyển sinh

 

Theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt

Thanh toán theo hoá đơn thực tế

i)

Tổ chức trông thi (coi thi), giám sát. Cụ thể:

 

 

 

 

* Hội đồng tuyển sinh

 

 

 

 

- Chủ tịch hội đồng

Người/buổi-ngày

130,000

 

 

- Phó Chủ tịch; UVTT; Trưởng ban; Trưởng điểm thi

110,000

 

 

- Phó Trưởng ban; Phó Trưởng điểm thi

90,000

 

 

- Ban Thư ký

80,000

 

 

- Hỗ trợ tiền ăn trưa: Chủ tịch hội đồng; Phó Chủ tịch; UVTT; Trưởng ban; Trưởng điểm thi; Phó trưởng ban; Phó Trưởng điểm thi; Ban Thư ký

20,000

 

 

- Coi thi; Thanh tra; Ủy viên; Giám sát; Lãnh đạo Công an

80,000

 

k)

Công tác phục vụ:

 

60,000

 

 

- Bảo vệ; Trật tự viên; Tài xế vận chuyển bài thi; Công an bảo vệ kỳ thi; Công an giám sát chấm thi

Người/buổi-ngày

 

 

 

- Phụ trách: Vận chuyển thiết bị; lắp ráp thiết bị; điện - nước; quét dọn; sắp xếp bàn ghế; đóng mở cửa phòng thi

 

 

- Phụ trách: Y tế; văn thư; photo; nước uống; nấu ăn; chỗ nghỉ

 

 

- Phụ trách kiểm tra máy tính và các thiết bị công nghệ khác của thí sinh

 

 

- Phụ trách: Phát tiền; thu lệ phí thi tuyển sinh tại HĐTS; lập dự toán; lập danh sách chi tiền; quyết toán; thuế TNCN

 

 

- Công an bảo vệ bài thi

Người/ngày

80,000

Bao gồm tiền ăn trưa

 

- Khoán tiền xăng cho Công an PA83

2lít/

người

 

Đơn giá theo thực tế, lấy hoá đơn thanh toán

l)

Chấm thi, chấm kiểm tra, chấm thẩm định

 

- Hội đồng chấm: Chi theo định mức tại điểm a

 

 

 

 

- Chấm thi môn Toán

 

13,000

 

 

- Chấm thi môn Văn, Sử, Địa

Bài thi

15,000

 

 

- Chấm thi trắc nghiệm

 

2,000

 

 

- Chi tiền các trường có cử CB chấm thi (01 CB chấm)

 

100,000

 

 

- Chi tiền các trường có cử CB chấm thi (từ 02 CB chấm trở lên)

 

60,000

 

 

- Chi tiền hỗ trợ cho CB chấm kiểm tra (chỉ hỗ trợ cho CB thuê ngoài trường căn cứ theo số lượng bài chấm kiểm tra):

Người

 

 

 

   + Dưới 20 bài thi

 

300,000

 

 

   + Từ 20 đến dưới 70 bài thi

 

200,000

 

 

   + Từ 70 đến 100 bài thi

 

100,000

 

 

   + Trên 100 bài thi (không chi thêm tiền hỗ trợ)

 

 

 

m)

Chi công tác nghiệp vụ cho Ban thư ký (dồn túi, rọc phách, vào điểm, phương án xét tuyển, giao nhận bài thi…)

Hồ sơ

1,000

 

n)

In sổ điểm, giấy chứng nhận kết quả thi, giấy báo trúng tuyển

Hồ sơ

1,000

 

o)

Kiểm tra kết quả thi, bài thi của thí sinh trúng tuyển

Hồ sơ

1,000

 

p)

Sơ tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng và thi năng khiếu:

 

- Các khoản chi theo các định mức tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n (nếu có)

 

 

 

 

- Chấm thi năng khiếu

Thí sinh/

GV

3,500

 

q)

Các chi phí khác liên quan đến tuyển sinh: Chi theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt, thanh toán theo hoá đơn thực tế.

 

 

 

2

Đối với trường hợp không tổ chức thi tuyển (Sơ tuyển, xét tuyển, tuyển thẳng):

 

 

 

2.1

Sơ tuyển năng khiếu:

 

 

a)

Hội đồng triển khai sơ tuyển năng khiếu

 

 

 

 

- Chủ tịch

Người

120,000

 

 

- Phó Chủ tịch; Uỷ viên thường trực; Trưởng ban thư ký

100,000

 

 

- Phó trưởng ban; Tổ trưởng tổ chấm thi năng khiếu

80,000

 

 

- Uỷ viên khác; Thư ký

70,000

 

b)

Chi làm đề kiểm tra

 

 

 

 

- Tiền làm đề

(1 bộ đề vấn đáp + hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra

300,000

 

 

- Sao in, đóng gói đề kiểm tra

 

500

 

c)

Tổ chức trông kiểm tra, giám sát. Cụ thể:

 

 

 

 

Hội đồng kiểm tra:

 

 

 

 

- Trưởng ban, Uỷ viên thường trực

Người/buổi

100,000

 

 

- Phó Trưởng ban;

80,000

 

 

- Giám sát; Thư ký; CB kiểm tra; CB coi kiểm tra

70,000

 

d)

Công tác chuẩn bị:

 

 

 

 

- Thu nhận hồ sơ, lệ phí tuyển sinh

 

7,000

 

 

- Kiểm tra, xử lý dữ liệu đăng ký dự kiểm tra trên máy tính

Hồ sơ

 

 

 

1,000

 

 

- Kiểm dò hồ sơ

1,000

 

 

- In danh sách thí sinh dự kiểm tra, lập sơ đồ phòng kiểm tra

1,000

 

 

- Đóng dấu danh sách dự kiểm tra, các văn bản,…

500

 

 

- Phục vụ nấu ăn; trật tự viên; bảo vệ; điện - nước; y tế; photo các biểu mẫu; văn thư; phục vụ nước uống; lập dự toán thu chi và quyết toán; sắp xếp bàn ghế; vệ sinh phòng kiểm tra

 Hồ sơ

60,000

 

 

- Văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, sơ đồ phòng kiểm tra

 

Theo Kế hoạch được Ban Giám hiệu phê duyệt

Thanh toán theo hoá đơn thực tế

 

- Nước uống

Người/ngày

20,000

Hoá đơn

đ)

Chấm kiểm tra:

 

 

 

 

- Cán bộ chấm kiểm tra vấn đáp

Thí sinh/1GV

1,000

 

 

- Nhập điểm kiểm tra

Thí sinh

1,000

 

2.2

Xét tuyển không tổ chức sơ tuyển

 

 

 

a)

Đối với xét tuyển TCCN

 

30,000

 

 

- Chi nộp về Bộ GD & ĐT lệ phí xét tuyển vào TCCN

 

4,000

 

 

- Chi cho công tác quản lý xét tuyển hồ sơ ĐH, CĐ, TCCN

 

4,000

 

 

   + Ban Giám hiệu

 

2,500

 

 

   + TT Khảo thí & ĐBCLGD

 

1,500

 

 

- Chi cho công tác thu nhận hồ sơ, xét tuyển TCCN, trong đó:

Hồ sơ

22,000

 

 

   + Công tác nhận hồ sơ

 

1,300

 

 

   + Công tác nhập và xử lý dữ liệu trên máy tính

 

2,000

 

 

   + Kiểm dò, lập danh sách xét tuyển và lên phương án xét tuyển

 

2,000

 

 

   + Hội đồng xét tuyển

 

4,700

 

 

   + Lập biên bản trúng tuyển, danh sách và in giấy báo trúng tuyển

 

3,300

 

 

   + Hậu kiểm, đối chiếu xác nhận kết quả gửi các Trường

 

1,300

 

 

   + Văn phòng phẩm

 

2,000

 

 

   + Thu lệ phí xét tuyển

Hồ sơ

2,700

 

 

      — Thu lệ phí

 

1,350

 

 

      — Báo cáo quyết toán kinh phí

 

1,350

 

 

   + Thu nhận và kiểm tra hồ sơ nhập học

 

2,700

 

b)

Chi cho công tác thu nhận hồ sơ, xét tuyển CĐ, ĐH. Trong đó:

 

30,000

 

 

- Công tác nhận hồ sơ

 

1,800

 

 

- Công tác nhập và xử lý dữ liệu trên máy tính

 

2,650

 

 

- Kiểm dò, lập danh sách xét tuyển và lên phương án xét tuyển

 

2,650

 

 

- Hội đồng xét tuyển

 

6,200

 

 

- Lập biên bản trúng tuyển, ra danh sách, in giấy báo trúng tuyển

Hồ sơ

4,400

 

 

- Hậu kiểm, đối chiếu xác nhận kết quả gửi các Trường

 

1,800

 

 

- Đóng dấu

 

500

 

 

- Văn phòng phẩm

 

3,000

 

 

- Thu lệ phí xét tuyển

 

3,500

 

 

   + Thu lệ phí

 

1,750

 

 

   + Báo cáo quyết toán kinh phí

 

1,750

 

 

- Thu nhận và kiểm tra hồ sơ nhập học

 

3,500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục  5

MỨC CHI  CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Các khoản chi phải nộp về trường

1

Khoán tỉ lệ nộp cho Trường theo Điều 36

 

 

 

2

Phôi bằng

(phân bổ theo thực tế giá mua)

Ngàn đồng/học viên

5

 

3

Điện, điện thoại (thực chi)

Ngàn đồng

 

 

4

Khấu hao tài sản (theo thực tế sử dụng)

Ngàn đồng

 

 

5

Thuế

Tỉ lệ

2%

 

II

Chi phí trực tiếp

1

Khai giảng

 

50

 

2

Văn phòng phẩm

 

10

 

3

Tiền giảng dạy

 

45

 

4

Ra đề thi

Ngàn đồng/đề thi

300

 

5

Duyệt đề thi

 

50

 

6

Photo đề thi

 

0.5

 

7

Tài liệu học viên (nếu có)

 

20

 

8

Tổ chức thi (khoán 1 khóa ngắn hạn)

 

 

 

9

Chủ tịch (nếu có)

Ngàn đồng

200

 

a)

Thư ký

150

 

b)

 Coi thi

Ngàn đồng/CB coi thi

50

 

c)

Chấm thi

Ngàn đồng/ bài thi

10

 

10

Hội đồng xét duyệt

 

 

 

 

Chủ tịch

 

100

 

 

Thư ký

Ngàn đồng/người

80

 

 

Ủy viên

 

50

 

11

Cấp chứng nhận

Ngàn đồng/chứng nhận

2

 

12

Tổng kết lớp, bế giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

13

Chi thuê cơ sở vật chất (nếu có)

 

 

 

14

Chi tiền nước uống giảng viên

 

 

 

15

Chi phi khác …

 

 

 

III

Khoán chi chiêu sinh, quản lý, phục vụ (Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường)

1

Trưởng đơn vị

 

5

 

2

Phó trưởng đơn vị trực tiếp

 

4

 

3

Phó trưởng đơn vị

Ngàn đồng/người

3

 

4

VC tham gia trực tiếp

 

2

 

5

Viên chức tham gia gián tiếp

 

1

 

6

Thành viên khác chi theo thực tế

Theo

Hợp đồng (nếu có)

 

 

IV

Hệ số lớp đông

 

 

 

 

Sỉ số ≤ 30

 

1

 

 

Sỉ số ≤ 45

 

1,2

 

 

Sỉ số ≤ 60

 

1,4

 

 

Sỉ số ≤ 75

 

1,6

 

 

Sỉ số ≤ 90

 

1,8

 

 

Sỉ số ≤ 105

 

2

 

 

Sỉ số ≤ 120

 

2,2

 

 

Từ 121 đến 150

 

2,4

 

V

Hệ số tính tiền giờ giảng bên ngoài trường

 

1,3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 6

MỨC CHI CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

THUỘC KHOA KINH TẾ XÃ HỘI

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Các khoản chi phải nộp về trường

   

 

1

 Khoán nộp 20% hoặc 25% tùy theo lớp  quy định trong QCCTNB

 

25%

 

2

Phôi bằng

(phân bổ theo thực tế giá mua)

 

5

 

3

Điện, điện thoại (thực chi)

Ngàn đồng

 

 

4

Khấu hao tài sản

(theo thực tế sử dụng)

   

 

5

Thuế

Tỉ lệ

2%

 

II

Chi phí trực tiếp

   

 

1

Khai giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

2

Văn phòng phẩm

15

 

3

Tiền giảng dạy

Ngàn đồng/tiết

45

 

4

Xây dựng chương trình ngắn hạn

(lần đầu)

Ngàn đồng

2,000

 

5

Tài liệu học viên (nếu có)

Ngàn đồng/học viên

5

 

6

Hội đồng xét duyệt

   

 

 

   - Chủ tịch

 

70

 

 

  - Thư ký

Ngàn đồng/người

60

 

 

  - Ủy viên (4 người)

 

60

 

7

Cấp chứng nhận

Ngàn đồng/chứng nhận

9

 

8

Tổng kết lớp, bế giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

9

Chi thuê cơ sở vật chất (nếu có)

   

 

10

Chi tiền nước uống giảng viên

Ngàn đồng/khóa

400

 

11

Chi phí khác

   

 

III

Khoán chi chiêu sinh, quản lý, phục vụ (Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường)

   

 

 

Hệ số chi cho công tác chiêu sinh, quản lý, phục vụ

 

1

Trưởng đơn vị

 

5

 

2

Phó trưởng đơn vị trực tiếp

 

3

 

3

Phó trưởng đơn vị

 

2.5

 

4

VC tham gia trực tiếp

 

3

 

5

Viên chức tham gia gián tiếp

 

1

 

5

Thành viên khác chi theo thực tế

 

1

 

IV

Hệ số lớp đông

   

 

1

SL ≤ 20

 

1

 

2

21 ≤ SL ≤ 30

 

1.2

 

3

31 ≤ SL ≤ 40

 

1.5

 

4

41 ≤ SL ≤ 50

 

1.8

 

5

SL ≥ 51

 

2

 

V

Hệ số tính tiền giờ giảng bên ngoài trường

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 7

MỨC CHI CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

THUỘC KHOA KTNN&CNTP

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Các khoản chi phải nộp về trường

 

 

 

1

Khoán nộp 20% hoặc 25% tùy theo lớp  quy định trong QCCTNB

 

20 - 25%

 

2

Phôi bằng

(phân bổ theo thực tế giá mua)

Ngàn đồng/học viên

5

 

3

Điện, điện thoại (thực chi)

Ngàn đồng

 

 

4

Khấu hao tài sản

(theo thực tế sử dụng)

Ngàn đồng

 

 

4

Thuế

Tỉ lệ

2%

 

II

Chi phí trực tiếp

 

 

 

1

Khai giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

2

Văn phòng phẩm

10

 

3

Tiền giảng dạy

Ngàn đồng/tiết

50

 

4

Ra đề thi

Ngàn đồng/đề thi

300

 

5

Duyệt đề thi

50

 

6

Photo đề thi

0,5

 

7

Tài liệu học viên (nếu có)

Ngàn đồng/học viên

20

 

8

Tổ chức thi (khoán 1 khóa ngắn hạn)

 

 

 

9

Chủ tịch (nếu có)

Ngàn đồng

200

 

a)

Thư ký

150

 

b)

Coi thi

Ngàn đồng/CB coi thi

50

 

c)

Chấm thi

Ngàn đồng/ bài thi

10

 

10

Hội đồng xét duyệt

 

 

 

 

- Chủ tịch

Ngàn đồng/người

100

 

 

- Thư ký

80

 

 

- Ủy viên

50

 

11

Cấp chứng nhận

Ngàn đồng/chứng nhận

2

 

12

Tổng kết lớp, bế giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

13

Chi thuê cơ sở vật chất (nếu có)

 

10

 

14

Chi tiến nước uống giảng viên

Ngàn đồng/buổi

10

 

14

Chi phi khác …

 

 

 

III

Khoán chi chiêu sinh, quản lý, phục vụ

(Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường)

 

Hệ số chi cho công tác chiêu sinh, quản lý, phục vụ

 

1

Trưởng đơn vị

 

4

 

2

Phó trưởng đơn vị trực tiếp

 

4

 

3

Phó trưởng đơn vị

 

3

 

4

VC tham gia trực tiếp

 

2

 

5

Viên chức tham gia gián tiếp

 

1

 

5

Thành viên khác chi theo thực tế

 

 

 

IV

Hệ số lớp đông

 

 

 

 

Sỉ số  ≤ 30

 

1

 

 

Sỉ số  ≤ 45

 

1,2

 

 

Sỉ số  ≤ 60

 

1,4

 

 

Sỉ số  ≤ 75

 

1,6

 

 

Sỉ số  ≤ 90

 

1,8

 

 

Sỉ số  ≤ 105

 

2,0

 

 

Sỉ số  ≤ 120

 

2,2

 

 

Từ 121 đến 150

 

2,4

 

V

Hệ số tính tiền giờ giảng bên ngoài trường

 

1,3

 

           

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 8

MỨC CHI CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

THUỘC KHOA SƯ PHẠM

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Các khoản chi phải nộp về trường

   

 

1

Khoán nộp 20% hoặc 25% tùy theo lớp  quy định trong QCCTNB

 

25%

 

2

Phôi bằng

(phân bổ theo thực tế giá mua)

Ngàn đồng

5

 

3

Điện, điện thoại

kèm theo bảng
 tính tiền điện

 

4

Khấu hao tài sản

kèm theo bảng
 tính khấu hao

 

4

Thuế

Tỉ lệ

2%

 

II

Chi phí trực tiếp

   

 

1

Khai giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

2

Văn phòng phẩm

20

 

3

Tiền giảng dạy

Ngàn đồng/tiết

 

 

 

- Lớp 40- 50HV

Bao gồm tiền
giảng dạy, ra đề
và chấm thi

65.000đ /tiết

 

 

- Lớp 51- 60HV

70.000đ/tiết

 

 

- Lớp 61- 70HV

75.000đ/tiết

 

 

- Lớp 71HV-80HV

80.000đ/tiết

 

 

- Lớp 81HV-90HV

90.000đ/tiết

 

 

- Lớp 91HV-100HV

100.000đ/tiết

 

 

- Lớp 101HV-110HV

110.000đ/tiết

 

 

- Lớp 111HV-120HV

120.000đ/tiết

 

 

- Lớp trên 120HV

130.000đ/tiết

 

4

Duyệt đề thi

Ngàn đồng/Đề thi

60

 

5

Photo đề thi

Đề thi

0.5

 

6

Làm phách nhập điểm

Ngàn đồng/số HV/số HP

0.5

 

7

Tài liệu học viên (nếu có)

 

50

 

8

Tổ chức thi

(khoán 1 khóa ngắn hạn)

   

 

9

Chủ tịch (nếu có)

Ngàn đồng

200

 

a)

Thư ký

150

 

b)

Coi thi

Ngàn đồng/CB coi thi
/lượt/số lượt/ số HP

50

 

10

Hội đồng xét duyệt

   

 

 

- Chủ tịch

Ngàn đồng/người

100

 

 

- Thư ký

80

 

 

- Ủy viên

50

 

 

- Thanh tra

50

 

11

Cấp chứng nhận, chứng chỉ
(In chứng chỉ, lập sổ dán ảnh, kiểm tra ký tắt, ký bảng điểm
vào sổ quản lý bằng, làm bảng điểm)

Ngàn đồng/chứng nhận

3

 

12

Ký chứng nhận, chứng chỉ

2

 

13

Tổng kết lớp, bế giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

14

Chi thuê cơ sở vật chất (nếu có)

 

Theo thực chi

 

15

Chi tiến nước uống giảng viên

Ngàn đồng/người

10

 

16

Chi phi khác …

   

 

17

Chi photo phiếu góp ý (HĐ)

Ngàn đồng/học viên

2

 

III

Khoán chi chiêu sinh, quản lý, phục vụ

(Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường)

 

Hệ số chi cho công tác chiêu sinh, quản lý, phục vụ

   

 

 

Chi phí quản lý, chiêu sinh

   

 

 

Chiêu sinh (HĐ)

Theo thực chi

 

 

 

Lãnh đạo, quản lý lớp

25.000đ-200.000đ
x số ngày

 

 

 

Chi phí xây dựng chương trình

(nếu có)

Theo thực chi

 

 

 

Phần còn lại chia hết cho GV theo hệ số 1

D/s ký nhận đính kèm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 9

MỨC CHI CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

THUỘC TRUNG TÂM ƯDKT&CGCN

(Kèm theo Quyết định số 1421/QĐ-ĐHTG ngày 23/12/2013 của Trường Đại học Tiền Giang)

 
 

 

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Các khoản chi phải nộp về trường

 

 

 

1

Khoán nộp 20% 

(khối nghành kỹ thuật)

 

20%

 

2

Phôi bằng

(phân bổ theo thực tế giá mua)

Ngàn đồng/học viên

5

 

3

Điện, điện thoại (thực chi)

Ngàn đồng

 

 

4

Khấu hao tài sản

(theo thực tế sử dụng)

 

 

5

Thuế

Tỉ lệ

2%

 

II

Chi phí trực tiếp

 

 

 

1

Khai giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

2

Văn phòng phẩm

10

 

3

Tiền giảng dạy

 

 

 

 

- Lý thuyết

Ngàn đồng/tiết

55

 

 

- Thực hành

45

 

4

 Ra đề thi

 

 

 

 

- Lý thuyết trắc ghiệm

Ngàn đồng/đề thi

350

 

 

- Thực hành

80

 

5

Duyệt đề thi

Đề thi

 

 

 

- Lý thuyết

Ngàn đồng/đề thi

45

 

 

- Thực hành

30

 

6

Photo đề thi

1

 

7

Tài liệu học viên (nếu có)

Ngàn đồng/học viên

20

 

8

Tổ chức thi (khoán 1 khóa ngắn hạn)

 

 

 

a)

Coi thi

Ngàn đồng/CB coi thi

80

 

b)

Chấm thi thực hành

 

Ngàn đồng/ bài thi

 

3,5

 

c)

Chấm thi trắc nghiệm

2

 

10

Hội đồng xét duyệt

 

 

 

 

- Chủ tịch

Ngàn đồng/người

150

 

 

- Phó chủ tịch

120

 

 

- Thư ký

100

 

 

- Ủy viên

100

 

11

Cấp chứng nhận

 

 

 

 

- In chứng nhận

Ngàn đồng/chứng nhận

0,5

 

 

- Lập sổ, dán ảnh

Ngàn đồng/chứng nhận

0,5

 

 

- Vào sổ, quản lý cấp phát chứng nhận

Ngàn đồng/chứng nhận

0,5

 

 

- Kiểm tra, ký tắt

0,5

 

 

- Ký chứng nhận

2

 

 

- Đóng dấu bằng

0,5

 

 

- Ký bảng điểm

0,5

 

 

- Viết chứng nhận

1

 

 

- In bảng điểm

0,2

 

12

Tổng kết lớp, bế giảng

Ngàn đồng/học viên

50

 

13

Chi thuê cơ sở vật chất (nếu có)

 

Chi thực tế

 

14

Chi tiền nước uống giảng viên

Ngàn đồng/ buổi học

7

 

15

Chi phi cho người giới thiệu

Tỉ lệ * tổng doanh thu

10%

 

III

Khoán chi chiêu sinh, quản lý, phục vụ (Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường)

A

Chi cho công tác chiêu sinh, quản lý, phục vụ

 

 

 

1

Chi phí chiêu sinh

Ngàn đồng/người tham gia chiêu sinh

100

 

2

Chi phí quản lý

Ngàn đồng/người trực quản lý

300

 

B

Hệ số chi tích lũy còn lại

(Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và phần nộp về trường trừ chi phí chiêu sinh, quản lý, phục vụ).

 

 

 

1

VC tham gia trực tiếp

 

1,5

 

2

VC tham gia gián tiếp

 

1

 

V

Hệ số tính tiền giờ giảng bên ngoài trường

 

Hợp đồng

 

 

- HẾT -